Di sản phi vật thể

Võ Bình Định – Môn võ học cổ truyền của dân tộc Việt Nam

Đã là người học võ mà không biết đến võ Bình Định là một thiếu xót vô cùng lớn. Hôm nay GHD sẽ giới thiệu cho bạn môn võ học cổ truyền của dân tộc này. Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Võ Bình Định - Môn võ học cổ truyền của dân tộc Việt Nam
Võ Bình Định – Môn võ học cổ truyền của dân tộc Việt Nam

Nguồn gốc lịch sử võ Bình Định 

Là môn võ có bề dày lịch sử trong các hệ phái võ cổ truyền. Lịch sử của võ Bình định cũng đầy biến động và sóng gió hệt như lịch sử của Việt Nam vậy.  

– Năm 1600, môn võ này vẫn còn khá sơ khai, hình thành từ động tác và các công cụ lao động thường ngày.

– Thời Tây Sơn được coi là đỉnh cao của võ Bình Định. Nó được giao lưu, hòa nhập với nhiều loại võ khác trên thế giới. Khi ấy, nhiều người tập luyện nên nó được đem vào thi cử để đào tạo tướng sĩ cho các triều đại. 

– Tuy nhiên, qua thời Tây Sơn, mọi cố gắng của môn võ này đều bị Nhà Nguyễn tiêu diệt. Đây cũng là thời kỳ khó khăn của môn võ này. Chúng chỉ được dạy kín đáo ở các nhà chùa, rừng, hang động,… 

– Thế kỷ 19 có nhiều môn võ du nhập vào Bình Định những vẫn không vượt qua được môn võ cổ truyền này.

Đặc điểm của võ cổ truyền Bình Định

Võ cổ truyền vừa cương vừa nhu
Võ cổ truyền vừa cương vừa nhu

Về võ thuật

Nó có tính liên hoàn, dứt khoát nhưng cũng đầy sự tinh tế và uyên thâm. Ở môn võ này có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa cái mạnh và yếu, giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Việc này giúp môn võ có những cách thức tấn công vô cùng độc đáo, sức hủy diệt cũng lớn không kém. 

Về võ lý

Nó sử dụng rất tốt thuyết âm – dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái là nguyên lý cơ bản của Song thủ ngũ hành vi bản. Bên cạnh đó, Lưỡng túc bát bộ vi căn lại là cơ sở để tập tay và chân trong võ cổ truyền Bình Định. Tấn pháp (bát quái) và thủ pháp (ngũ hành) có sự phối hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực.

Về võ đạo

Võ đạo ở đây là đạo đức của người học võ. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là 5 điều người học võ luôn đề cao. Tinh thần thượng võ, chống ngoại xâm, uống nước nhớ nguồn của võ đạo vẫn luôn được kế thừa từ ông cha ta.

Về nội dung của võ cổ truyền Bình Định

Nội dung của môn võ này rất đa dạng. Tuy nhiên, chúng bao gồm 4 nội dung cơ bản: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí và luyện tinh thần.

– Quyền thuật (thảo bộ hoặc quyền tay không) gồm có cương quyền và nhu quyền

– Võ tay không: võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu

– Binh khí gồm 2 loại là dài và ngắn. Loại phổ biến và thường dùng nhất là côn (roi).

Xem thêm:

Hy vọng với những thông tin mà GHD vừa chia sẻ đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về môn võ cổ truyền Bình Định này. Môn võ ấy chính là tinh hoa mà ông cha đã lưu lại cho dân tộc. Vì thế mỗi người cần làm cho nó phát triển mãi về sau, cũng như một cách bảo vệ si sản phi vật thể cho quốc gia.

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết