Di sản phi vật thể

Tranh dân gian Đông Hồ – Nghệ thuật tranh khắc gỗ độc đáo của dân tộc

Tranh dân gian Đông Hồ là là một nghề thủ công truyền thống độc đáo khi làm tranh khắc gỗ. Nó được người Song Hồ ở Bắc Ninh sáng tạo và phát triển mấy trăm năm nay. Mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. 

Tranh Đông Hồ thường gắn liền với xã hội nông nghiệp cổ truyền của người dân Việt. Thể hiện cuộc sống lao động bình dị, chất phác. Để làm nên một bức tranh thì ngoài nét đen chủ đạo, tranh có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản gỗ khắc màu tương ứng. Loại giấy in là giấy dó truyền thống, quét điệp và màu sắc hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên. Chẳng hạn màu vàng là hoa hòe, màu đỏ là hoa hiên, màu trắng là bột vỏ sò, màu đen là than lá tre,…

Tranh dân gian Đông Hồ - Nghệ thuật tranh khắc gỗ độc đáo của dân tộc
Tranh dân gian Đông Hồ – Đám cưới chuột

Về thể loại của tranh dân gian Đông Hồ

Dựa vào nội dung có thể chia làm 7 loại chính:

  • Tranh thờ
  • Tranh chúc tụng
  • Tranh lịch sử
  • Tranh truyện
  • Tranh phương ngôn
  • Tranh cảnh vật
  • Tranh phản ánh sinh hoạt

Quy trình sản xuất có nhiều khâu, song có thể chia làm 2 công đoạn chính:

  • Khâu sáng tác mẫu/khắc ván
  • Khâu in/vẽ tranh

Trong đó, khâu sáng tác là khâu quan trọng quyết định sự sinh tồn của một làng tranh. Nó tốn rất nhiều thời gian từ khi chọn đề tài, ý nghĩa, nội dung, màu sắc, bố cục và giá trị nghệ thuật. Quá trình sáng tác nghệ nhân sẽ dùng mực Nho và bút lông để vẽ lên bản giấy mỏng, phẳng để người thợ khắc đục theo mẫu.

Nghệ nhân đang sáng tác tranh
Nghệ nhân đang sáng tác tranh

Ván khắc in tranh có 2 loại: ván in nét và ván in màu. Ván in thường được làm bằng gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, mềm lại dai nên rất dễ khắc. Nếu vào tay nghệ nhân có tay nghề thì sẽ tạo ra những những nét mảnh, nhỏ đầy tinh vi. Dụng cụ khắc gồm có mũi đục (bộ ve) làm bằng thép cứng. Mỗi bộ này có khoảng 30 – 40 chiếc.

Vật liệu làm tranh gồm giấy dó, các loại màu, ván in, co ván, bìa và thét (chổi làm từ lá thông).

Cách in tranh như sau:

  • Trước khi in phải chuẩn bị sẵn giấy in để thành 1 tập (khoảng từ 100 đến 200 tờ ở trước mặt).
  • Khi in thì nhúng thét vào chậu màu để lấy màu, rồi quét đều trên mặt bìa.
  • Lấy mực in tranh theo cách xếp ván, tức là cầm “co” ván dập đi, dập lại tấm ván xuống mặt bìa đã được phết màu, để màu thấm đều trên bề mặt ván
  • Đặt ván in cân đối, chính xác và ấn mạnh ván in vào tờ giấy rồi lật ngửa ván in có dính cả tờ giấy in tranh lên
  • Lấy xơ mướp xoa đều lên mặt sau để cho phẩm màu trên mặt ván tiếp tục thấm đều trên mặt giấy.
  • Gỡ tờ tranh ra khỏi ván in, rồi mang tranh ra phơi ở những nơi thoáng mát.
  • Tranh khô rồi tiếp tục lần lượt in các màu khác.
  • Bản nét đen được in cuối cùng.
Ván in đã được thợ khắc hình trên gỗ
Ván in đã được thợ khắc hình trên gỗ

Về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Đông Hồ

  • Giữ được nét mộc mạc, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của người dân Bắc Bộ
  • Sử dụng các đường nét tiết giản và màu sắc nguồn gốc tự nhiên một cách độc đáo, sáng tạo trên nền giấy dó quét điệp óng ánh

Về nội dung của tranh dân gian Đông Hồ

  • Phản ánh đời sống tinh thần, vật chất của con người, xã hội theo quan điểm mỹ học dân gian
  • Khắc họa ước mơ ngàn đời của người lao động về cuộc sống gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng tốt đẹp
  • Lưu trữ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của người Việt Nam

Xem thêm:

Tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật nhưng chúng hiện đang bị mai một. Do đó, cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy loại hình thủ công truyền thống này. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết