Di sản văn hóa

Tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ thuật biểu diễn Ca trù là hình thức nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam, nhưng lại được ít người tìm hiểu và biết đến. Hãy cùng GHD tìm hiểu chi tiết về đặc điểm nghệ thuật này qua bài viết dưới đây.

Nghệ thuật buổi diễn ca trù

Ca trù là hình thức hát cô đầu/ hát nhà trò, là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

Thứ kỷ 15, ca trù từng là loại hình biểu diễn được cung đình yêu thích.

Ca trù là sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và âm nhạc, thể hiện chất riêng trong văn hóa của Việt Nam.

Một chầu hát ca trù thì gồm 3 phần chính là:

  • Ca nương sẽ sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp
  • Nhạc công nam thì chơi đàn theo tiếng hát.
  • Người thường ngoạn thường là tác giả bài hát thì đánh trống chấu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Đây là hình thức nghệ thuật thính phòng nên không gian biểu diễn thường nhỏ, nghệ sĩ biểu diễn ở giữa trên chiếu nhỏ và khán giả ngồi chếch về 2 bên.

hình thức nghệ thuật biểu diễn Ca trù
hình thức nghệ thuật biểu diễn Ca trù

Quá trình hình thành và phát triển của Ca trù – Việt Nam

Ca trù được biết đến rộng rãi hơn trong văn hóa Việt Nam từ:

  • Thòi Tiền Lê (987), KHuông Việt chế khúc để tiễn xứ thần phương Bắc về nước.
  • Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra hát xướng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nghề hát xướng được nhà nước coi trọng và thành lập làng nghề.
  • Thời Trần (1225 – 1400) âm nhạc ca trù thịnh hành, trở thành một phần không thể thiếu của đời sống.
  • Thời Lê Sơ (1437), vua Lê Thái Tông sai người định ra quy chế lễ nhạc.
  • Nửa cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX thì nhu cầu nghe hát ca trù phát triển khắp cả nước.

Đặc điểm  âm thanh của ca trù Việt Nam

Ca trù vừa là nhạc khí, vừa là thanh nhạc, là ngôn ngữ âm nhạc độc đáo và tinh vi.

  • Thanh nhạc: Người hát ca trù phải có giọng cao, trong, thanh, khi hát phải ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành, rõ nét. Người hát ca trù phải vừa hát vừa gõ phách trên nền nhạc cụ dân tộc. Yêu cầu khi hát là lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.
  • Khí nhạc: Sử dụng đàn đáy làm phụ họa.
  • Tiếng trống chầu: điều chỉnh chất lượng của ca sĩ và nhạc khí.

Giá trị của ca trù đối với đời sống tinh thần

Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn

Có thể nói, về mặt nghệ thuật âm nhạc, ca trù là tên gọi chung của nhiều bài bản cổ điển mà về cơ bản phải xếp vào 46 bài (do Đỗ Bằng Đoàn-Đỗ Trọng Huệ biên soạn.

Trong Ca trù Việt Nam chia thành 3 hình thức: hát và đàn 15 làn điệu; hội quán hát 12 làn điệu; Thơ hát chứa phần còn lại của giai điệu.

Số lượng giai điệu trước đó không được xác định. Ca Trù đòi hỏi cực cao, nắm bắt được không gian của màn trình diễn, kỹ thuật thanh nhạc phức tạp và trau chuốt, có thể nói là cô hát.

Bởi vẻ đẹp của ca trù mà nghệ thuật ca trù dù được thể hiện trong không gian tĩnh mịch, khá chật hẹp của các ngôi đình làng nhưng người nghe vẫn cảm nhận rõ ràng sự trong trẻo qua từng thanh, từng tiếng đàn và từng tiếng đàn, đánh nhịp theo giọng của ca sĩ. Ở đó có giá trị âm nhạc, giá trị diễn giải.

Giá trị của hình thức nghệ thuật biểu diễn Ca trù
Giá trị của hình thức nghệ thuật biểu diễn Ca trù

Thể hiện lại một giai đoạn lịch sử sống động

Ca trù phát triển xuyên suốt quá trình phát triển của Việt Nam, là một phần của lịch sử và văn hóa.

Những bài hát, câu ca trong ca trù thể hiện nếp sống văn hóa, không gian sinh hoạt của từng thời kỳ, giai đoạn, vùng miền.

Chính những giá trị lịch sử đó mà năm 2009 nghệ thuật biểu diễn ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vi vật thể của Việt Nam.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về nghệ thuật biểu diễn ca trù – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về một nét văn hóa truyền thống của nước ta. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết
Tham quan di tích lịch sử nổi tiếng – Dinh Độc Lập

Tham quan di tích lịch sử nổi tiếng – Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập hay có tên đầy đủ là Dinh Độc Lập Tổng thống là một tòa nhà lịch sử … Đọc thêm » “Tham quan di tích lịch sử nổi tiếng – Dinh Độc Lập”

Tham quan di tích lịch sử nổi tiếng – Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập hay có tên đầy đủ là Dinh Độc Lập Tổng thống là một tòa nhà lịch sử … Đọc thêm » “Tham quan di tích lịch sử nổi tiếng – Dinh Độc Lập”

Xem chi tiết