Di sản phi vật thể

Tìm hiểu Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Hải Thượng Lãn – Ông Lê Hữu Trác được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) hàng năm theo thông lệ. Lễ hội này dần trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân Hà Tĩnh. Mỗi dịp lễ hội đến hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh, người công tác trong ngành y hội tụ về đây để dự lễ hội Hải Thượng Lãn Ông.

Giới thiệu về Lê Hữu Trác 

Lê Hữu Trác (1720 – 1791) tại Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc có cha là Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ làm Thị Làn Bộ Công triều Lê Dụ Tông, còn mẹ là bà Bùi Thị Trưởng.

Tượng Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác
Tượng Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác thi đậu tam trường, sau mấy năm chinh chiến ở chiến trường ông lui về quê ở với mẹ ông lúc đó đang bị bệnh.Ông là một danh y nổi tiếng của nền y học Việt Nam. Ông dành cả cuộc đời để hành thuốc và chữa bệnh cho người nghèo mong muốn họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông tự đặt cho mình hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Trong cuộc đời làm thầy thuốc ông đã nghiên cứu và phát hiện ra trên 300 vị thuốc làm phong phú kho thuốc của dân tộc Việt Nam. Cuốn “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” bao gồm 28 tập và 66 quyển chắt lọc những tinh hoa của nền y học cổ truyền nước nhà.

Sau khi ông mất đã được phối thờ ở Y miếu Thăng Long. Sau này nhà tưởng niệm của ông được mở rộng thêm tạo nên quần thể di tích rộng lớn. Nhà tượng niệm ngoài tưởng niệm ông còn là nơi trưng bày giới thiệu về thân thế, nguồn gốc cùng các tác phẩm của ông.

Di tích lịch sử – Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Năm 1990 Bộ Văn hóa – Thông tin và Du lịch công nhận xếp hạng lịch sử lưu niệm Danh y Hải Thượng Lãn Ông. Đến năm 2000, Trung ương Hội Đông y Việt Nam đã chọn ngày mất của ông là ngày 15/1 âm lịch làm ngành truyền thống của ngành y để tưởng nhớ công lao của ông.

Địa điểm diễn ra Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông 

Không gian lễ hội Hải Thượng Lãn Ông được trải dài trên cung đường gần 8km. Điểm bắt đầu tại khu mộ tại xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. Điểm tiếp theo là Chùa Tượng Sơn bên sông Ngàn Phố ở xã Sơn Giang. Điểm kết thúc là nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông.

Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông
Lễ khai mạc của Hải Thượng Lãn Ông

Cách thức tổ chức lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Lễ hội bao gồm hai phần chính: Phần lễ và phần hội. Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông kéo dài cả tuần lễ nhưng lễ chính sẽ chỉ diễn ra vào ngày 14-15 tháng Giêng.

Người dân về dự Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông
Người dân về dự Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Ở lễ hội diễn ra hoạt động tế lễ của bốn đội tế từ các thôn trong xóm và nghi thức dâng hương của người dân tứ xứ. Lễ dâng hương tượng niệm tại khu mộ và nhà thờ: lễ giỗ tại nhà thờ; lễ tế và khai mạc tại khu mộ và lễ cầu an tại chùa Tượng Sơn.

Lễ cúng kỵ diễn ra vào 16h giờ 30 phút ngày 14 tháng Giêng. Các công việc liên quan đến cúng ký  thường do con cháu trong dòng họ và các thành viên Ban tổ chức tiến hành và dâng cúng. Lễ này để tưởng nhớ công lao bậc tiền bối, dòng họ Lê Hữu tổ chức họp mặt con cháu để về dâng hương.

Nghi lễ dâng hương của các ban lãnh đạo
Nghi lễ dâng hương của các ban lãnh đạo

Lễ tế và lễ khai mạc diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại khu lăng mộ. Ban hành lễ là chính quyền và nhân dẫ các xã: Sơn Trung, Sơn Giang và Hội Phật giáo tổ chức. Kết thúc lễ người dân có thể lần lượt thắp hương cầu cho sức khỏe, may mắn.

Lễ cầu an diễn ra bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày Rằm tháng giêng tại chùa Tượng Sơn kéo dài tầm 2 tiếng.  Đây chính là phần lễ thu hút đông đảo du khách nhất tham gia. Sau đó họ sẽ tham gia hoạt động phóng sinh: thả chim, thả cá, thả hoa đăng.

Nghi lễ thả hoa đăng
Nghi lễ thả hoa đăng ở xã Tượng Sơn 

Bên cạnh đó trong lễ hội Hải Thượng Lãn Ông còn tổ chức các trò chơi dân gian để giao lưu khác như: múa lân, chọi gà, cờ tướng,…

Người dân tham gia trò chơi cờ tướng
Người dân tham gia trò chơi cờ tướng

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Trải qua nhiều năm xây dựng và gìn giữ, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông được Bộ Văn Hóa – Thông tin và Du lịch được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015.

Bài viết của GHD trên đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về Di tích Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông. Hy vọng bạn đẽ hiểu thêm những thông tin về di tích Quốc gia để cùng phát triển và gìn giữ những di sản văn hóa phi vật thể này.

Xem thêm: 

Tin Liên Quan

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Xem chi tiết
Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Xem chi tiết