Di sản phi vật thể

Nghi lễ Chầu văn của người Việt – tín ngưỡng lâu đời

Nghi lễ Chầu văn của người Việt được ra đời và phát triển từ tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Tứ phủ của người miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta. Nghi Lễ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Hãy cùng GHD tìm hiểu tập quán và tín ngưỡng truyền thống này qua bài viết dưới đây.

Nghi lễ Chầu văn có nguồn gốc từ Nam Định, nơi đây các nghi lễ vẫn còn được bảo lưu và tiếp tục trình diễn phổ biến. Tín ngưỡng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Nghi lễ Chầu văn xuất phát từ tín ngưỡng thờ mẫu
Nghi lễ Chầu văn xuất phát từ tín ngưỡng thờ mẫu

Chầu văn còn được gọi là Hát văn – hầu đồng, hát văn – hầu Thánh, Bắc ghế hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu.

Nghi lễ Chầu văn phát triển mạnh vào thế kỷ XVII đến những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên vì một vài lý do mà nghi lễ này bị gián đoạn từ năm 1954 – 1990, khiến chúng bị mai một và ít phổ biến hơn. Năm 2000 đến nay, cùng với chính sách đúng đắn của Đảng thì nghi lễ này được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và được truyền bá rộng rãi.

Nghi lễ mang đậm nét văn hóa của người Việt
Nghi lễ mang đậm nét văn hóa của người Việt

Trước mỗi buổi lễ hầu đồng thì người tham gia phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật, trang phục, đạo cụ phù hợp với từng giá hầu, phản ánh tính cách đặc trưng của từng vị thánh được hầu hôm đó.

Mỗi vấn hầu được chia thành 4 bước như sau:

  • Mời Thánh nhập hay còn gọi là Thánh giáng
  • Phán truyền
  • Ban lộc
  • Đưa tiễn hay còn gọi là Thánh thăng

Mỗi vị Thánh khác nhau thì người đồng sẽ thực hiện các điệu múa khác nhau. Có nhiều điệu múa như múa tay bắt quyết, múa ra ấn, múa tung nước thánh, múa ban lộc, múa mở, múa khai quang,…

Cung văn phục vụ thường là 3 đến 5 người nhạc công sử dụng đàn nguyệt, trống ban, phách, cầm la. Các nghệ nhân có kỹ thuật tốt và nhạy biến giúp biểu hầu trở nên hoàn hảo hơn.

Nghi lễ chầu văn mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa
Nghi lễ chầu văn mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa

Hát chầu văn được chia thành nhiều hình thức khác nhau như: hát thờ, hát cửa đền, hát thi, hát hầu.  Mỗi kiểu hát sẽ có sẽ có nhịp điệu, câu từ khác nhau nhưng đều mang đậm hơi thở, đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ xưa.

Trong nghi lễ Chầu văn của người Việt, hình thức biểu diễn, âm nhạc, trang phục đều mang giá trị lịch sử, văn hóa xưa, ca ngợi công ơn của các vị anh hùng có công với nước nhà. Chầu văn là sự kết hợp của văn hóa, âm nhạc, thơ ca và các yếu tố tâm linh phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên, xã hội của con người. Ngoài ra, còn thể hiện tâm nguyện, ước mơ của người Việt về cuộc sống.

Nghi lễ hầu đồng đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và phát triển mạnh mẽ qua những năm gần đây. Năm 2012, Nghi lễ Chầu văn của người Việt được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xem thêm:

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết