Di sản phi vật thể

Nghi lễ Cấp sắc của người Dao- đánh dấu sự trưởng thành đàn ông

Nghi lễ Cấp sắc của người Dao là nghi lễ quan trọng nhất của một người đàn ông Dao vì đánh dấu sự trưởng thành, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ với bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một trong số ít lễ hội vẫn còn giữ nguyên được ý nghĩa và nghi thức của nó qua nhiều thế hệ.

Theo người Dao, nghi lễ cấp sắc hay còn gọi là quá tang hay quá tăng. Từ quá ở đây chỉ sự từng trải qua thử thách, tang là ngọn đèn soi sáng. Quá tang có nghĩa là trải qua lễ soi đền, tháp sáng đèn.

lễ cấp sắc của người Dao
lễ cấp sắc của người Dao

Nghi lễ Cấp sắc của người Dao thường được tổ chức cho con trai trên 10 tuổi và thực hiện trong khoảng thời gian nông nhàn. Một gia đình muốn làm lễ thì phải chuẩn bị đầy đủ thức ăn, tiền vàng, nuôi lợn, nuôi trâu để đãi bà con họ hàng.

Lễ Cấp sắc thực hiện một số nghi lễ quan trọng như: lễ nhận thầy, lập bàn thời mời, mời thầy, mời thần linh, lễ cấp đèn, lễ đặt tên, lễ truyền phép.

Lễ cấp sắc được tiến hành trang trọng thành kính
Lễ cấp sắc được tiến hành trang trọng thành kính

Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những khác biệt riêng trong cách tiến hành nghi lễ. Nhưng trên cơ bản thì ý nghĩa mà nghi lễ mang lại là giống nhau.

Theo tín ngưỡng của người Dao thì nghi lễ này là bắt buộc với tất cả đàn ông. Một người đàn ông chưa được làm nghi lễ này thì chưa được coi là trưởng thành. Đồng nghĩa với đó là họ không được tham gia với bất cứ hoạt động cộng đồng, tập thể quan trọng nào của làng.

Nghi thức bắt buộc với tất cả đàn ông Dao
Nghi thức bắt buộc với tất cả đàn ông Dao

Trước ngày cúng lễ, thầy cúng phải tẩy đi sự ô uế trong nhà người cấp sắc. Người cấp sắc không được ăn thịt và phải ăn chay trước 3 ngày làm lễ.

Lễ Cấp sắc tuân thủ theo thứ tự huyết thống, tức là con trưởng sẽ được chọn để làm lễ trước, sau đó là các con thứ.

Mở đầu buổi lễ là thầy cúng sẽ đánh một hồi trống mời tổ tiến về, thông báo lý do có buổi lễ.

Xem thêm:

Phần lễ có hai phần chính:

  • Lễ qua đèn (qua đèn) gồm các phần: trình diện, cung tiến đèn, hạ đèn, đặt quan, qua cầu.
  • Lễ Tẩu Slai (Thăng cấp) bao gồm: Lễ thắp đèn, Trình mũ, Lễ trình Ngọc Hoàng, Lễ Tơ Hồng, Lễ thỉnh Thiên triều. Nghi lễ có nhiều cấp bậc, bậc nhất là bậc 3 đèn 36 binh; bậc thứ hai là bậc 7 ánh sáng và 72 binh lính; Bậc cuối cùng là 12 ngọn đèn và 120 binh lính con ngựa.
  • Phần lễ thường kéo dài từ 1 đến 5 ngày, gồm lễ phát tài, gia chủ tế lợn, gà cúng gia tiên. Mỗi cấp độ khác nhau dựa trên các nghi thức thể hiện các biểu hiện lịch sử và ý nghĩa văn hóa cụ thể.

Bên cạnh phần lễ Cấp sắc còn có phần hội đặc sắc mang đậm nét độc đáo của người Dao  như thánh ca, diễn xướng, nhảy múa, trình diễn, các điệu múa dân gian. Chúng phản ánh đời sống tinh thân, lịch sử và văn hóa của dân tộc, thu hút sự tham gia của cả dân làng.

Độc đáo của lễ cấp sắc
Độc đáo của lễ cấp sắc

Nghi lễ cấp sắc của người Dao là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy huy đến ngày sau. Nghi lễ giúp giáo dục con cháu đúng về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm với cộng đồng.

Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu thêm về một nghi lễ truyền thống của người Dao – một trong 54 dân tộc anh em. Các bạn có thể xem thêm một số nghi lễ độc đáo khác tại website của GHD

 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết