Di sản phi vật thể

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu luôn giữ tương đối nguyên vẹn các yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị của dân tộc mình, nổi bật là nghề dệt thổ cẩm. Hãy cùng GHD tìm hiểu về nghề dệt truyền thống này qua bài viết dưới đây. 

Đồng bào người Cơ Tu sinh sống ở tỉnh Quảng Nam nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm lâu đời. Trải qua nhiều thế hệ họ vẫn giữ được những nét truyền thống với nghề.

Nghề dệt thổ cẩm
Nghề dệt thổ cẩm

Người Cơ Tu sử dụng cây bông vải là nguyên liệu chính để dệt lên những chiếc áo truyền thống. Sau khi thu hoạch bông vải, họ chế biến, nhuộm màu thành nguyên liệu thì đưa vào khung dệt để tạo nên những sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Khung dệt của người Cơ Tu thường là loại khung giữ bằng chân, dệt bằng tay và có các bộ phận tách rời nhau, chỉ khi dệt vải hoặc giăng sợi thì người ta mới lắp thành khung dệt vải.

Xem thêm: 

Làng dệt thổ cẩm Công Dồn là làng dệt duy nhất trong khu vực Quảng Nam vẫn còn giữ được nghề dệt bông theo cách cổ truyền. Đồng bào nơi đây tiếp thu cách dệt vải truyền thống của người Cơ Tu bên Lào và học hỏi những kỹ năng khác của các dân tộc lân cận, tạo cho mình một làng dệt như ngày nay.

Người Cơ tu truyền nghề cho thế hệ sau
Người Cơ tu truyền nghề cho thế hệ sau

Ngoài Làng Công Dồn thì các làng nghề khác sẽ mua sẵn nguyên liệu ở ngoài những vẫn giữ cách dệt truyền thống, gắn bó và tồn tại lâu đời trong đời sống hàng ngày của người dân.

Nghề trồng bông vải dệt của người dân tộc Cơ tu đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, với nhiều chủng loại khác nhau phục vụ đời sống thường ngày của người lao động.

Mỗi sản phẩm đều có giá trị sử dụng và tính thẩm mỹ nhất định. Dù lớn hay nhỏ thì các sản phẩm đều in dấu ấn khó phai của người dệt và người Cơ tu.

Nghề dệt thổ cẩm vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay
Nghề dệt thổ cẩm vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay

Một số sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến của nghề dệt vải nơi đây là: Tấm aduong, áo, áo choàng, áo chữ X, khố, váy, khăn trùm đầu, tấm địu con, túi thổ cẩm, túp lều bằng tấm htut,….

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế và xã hội thì nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu vẫn được bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn trong hầu hết các thôn bản.

Với những giá trị văn hóa và lịch sử sẵn có thì nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu đã được được đưa vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự công nhận và niềm vinh dự đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số núi chung và người Cơ tu nói riêng.

Xem thêm:

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết