Di sản phi vật thể

Nghề dệt chiếu lác – Hành trang văn hóa của vùng đất Long An

Nghề dệt chiếu lác là một hành trang văn hóa hình thành từ những ngày khai hoang lập nghiệp của người dân vùng đất Long An. Ngoài việc khẩn hoang trồng lúa, lúc nhàn rỗi người dân dệt chiếu lác phục vụ nhu cầu cộng đồng là chính. Về sau phát triển thành một ngành nghề truyền thống.

Xã Long Định, huyện Cần Đước là quê hương khởi phát của nghề dệt chiếu. Đến thế kỷ XVII – XVIII lan truyền sang các xã Long Cang, Phước Vân, Long Sơn và một số nơi khác của tỉnh Long An.

Lác và đay là nguyên liệu chính làm chiếu
Lác và đay là nguyên liệu chính làm chiếu

Nguyên liệu chính để dệt chiếu lác gồm 2 loại là lác và đay. Trong có cây lác là nguyên liệu chính. Cây lác cũng gồm 2 loại là lác hoang và lác trồng. Để đáp ứng tốt hơn về năng suất và chất lượng, người dân trồng cây lác. Còn lác hoang thì dần mất đi. Còn cây đay là nguồn nguyên liệu sau cây lác, cũng được trồng để phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất.

Cây lác sau khi được thu hoạch về sẽ chẻ ra và phơi. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho việc dệt chiếu, người thợ phải chuẩn bị sợi trân. Loại này có thể tự xe băng tay, bằng máy hoặc mua lại các sợi thành phẩm.

Khung dệt là công cụ chính, bao gồm 6 bộ phận được liên kết với nhau thông qua những đường trân:

  • Cọc nêm hay trụ đứng hoặc nọc: liên kết với đòn ngang để mắc sợi dọc
  • Đòn ngang hay đò giàn: dùng để căng sợi dọc nối từ đòn ngang bên này qua khung dạo với đòn ngang bên kia
  • Đòn kê hay ngựa: được cố định để nâng sợi dọc và khung dạo không chạm đất
  • Khung dạo: bộ phận quan trọng nhất để dệt chiếu: tạo mặt sợi dọc và chia đôi sợi dọc khi khung ở tư thế sấp, ngửa nhằm đưa sợi ngang vào và nêm chặt sợi ngang
  • Cây chuồi sợi: là công cụ quan trọng thứ hai sau khung dạo. Nó là một chiếc thoi để chuồi sợi lác
  • Ghế cho người dệt chiếu ngồi
Nghề dệt chiếu lác - Hành trang văn hóa của vùng đất Long An
Nghề dệt chiếu lác – Hành trang văn hóa của vùng đất Long An

Bên cạnh đó còn có dụng cụ xơ dầu: được làm bằng sợi đay, tựa như một chiếc chổi nhỏ. Xơ dầu dùng để quét dầu lên sợi đay để quá trình dệt trơn tru hơn, nhờ đó mà dễ dệt hơn cũng như hạn chế sợi đay bị đứt.

Trước khi dệt cần rũ lác, đảo lác và mắc sợi đay để tạo thành sợi trên khung dạo. Mỗi lần dệt chiếu thì cần 2 người. Một người dập khung dạo, còn một người chuồi sợi ngồi ở bên cạnh. Đây cũng là quy trình dệt cơ bản.

Kỹ thuật dệt chia làm 2 loại:

+ Dệt chiếu trơn: tức sử dụng sợi lác trắng, quy trình chỉ cần thực hiện chuồi sợi đan xen đến khi hoàn thành là được

+ Dệt chiếu hoa gồm in hoa và dệt hoa:

  • In hoa: tạo hoa văn trên chiếu trơn bằng khuôn in, bàn chải lông, cọ sơn,… theo nhu cầu của khách hàng. Sau khi màu khô sẽ hấp để màu ăn chặt hơn vào sợi lác.
  • Dệt hoa: đòi hỏi người dệt cần có kỹ thuật. Cả hình thức và chất lượng đều hơn in hoa. Sợi lác sẽ được nhúng màu trong 10 phút để thấm đều rồi đem phơi khô. Màu sắc gồm xanh, đỏ, vàng, tím.
Màu sắc đa dạng
Màu sắc đa dạng

Dệt chiếu hoa ngoài dệt đan xen sợi màu và sợi trắng theo mẫu còn có:

  • Chiếu phệt: hoa văn dệt ở chính giữa bằng cách chuồi xen kẽ sợi lác màu và trắng theo trình tự
  • Chiếu sọc: dệt thành các đường sọc ở giữa chiếu
  • Chiếu hột mè: tương tự hai loại trên nhưng ở giữa dệt 2 màu trắng, đỏ (hoặc xanh, đỏ)

Xem thêm:

Nghề dệt chiếu lác vẫn được lưu truyền và trở thành một phần trong đời sống của người dân vùng đất Long An. Để duy trì truyền thống tốt đẹp này, Bộ Văn hóa Du lịch và Thể thao đã vinh danh ngành nghề này thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết