Di sản phi vật thể

Nghề Chàng slaw – Nghề thủ công làm tranh cắt giấy của người Nùng Dín

Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín hay còn được hiểu là nghề thủ công làm tranh cắt giấy. Đây là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và sáng tạo để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh tế phục vụ cho nghi lễ vòng đời củ mỗi kiếp người ở Nùng Dín.

Nghề Chàng slaw - Nghề thủ công làm tranh cắt giấy của người Nùng Dín
Nghề Chàng slaw – Nghề thủ công làm tranh cắt giấy của người Nùng Dín

Không ai biết nghề này có từ bao giờ, đến khi nhận ra thì chúng đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa tâm linh ở đây rồi. Tranh cắt giấy thường được làm và sử dụng khi trong cộng đồng có người qua đời và tổ chức tang lễ. Nó được xem như lễ vật dâng cho người quá cố, như một lễ vật của lòng hiếu thảo mà con cháu dành cho cha mẹ, ông bà khi về thế giới bên kia.

Người Nùng Dín quan niệm rằng, con người có linh hồn, khi con người ta chết đi, hồn lìa khỏi xác nhưng vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến người còn sống. Chính vì lẽ đó mà tổ chức làm ma cho người qua đời là hết sức cần thiết và quan trọng với người dân nơi đây. Đây cũng là một hình thức báo đáp công sơn dành cho đấng sinh thành. Ngoài việc xót thương thì con cháu cần chuẩn bị tài sản cho người quá cố, chẳng hạn như nhà táng, cột tiền, cục bạc,….để mong người thân khi sang thế giới bên kia sẽ có cuộc sống đầy đủ hơn ở trần gian.

Bộ tranh cắt giấy của người Nùng Dín có nhiều loại. Thường thì một bộ tranh cho đám tang gồm có:

  • Nhà táng: tượng trưng cho cơ ngơi khang trang, cuộc sống đầy đủ
  • Cây tiền: mong cho cuộc sống giàu sang phú quý
  • Bức trướng: có chỉ vần đứng và chỉ vần ngồi để tỏ lòng thương tiếc dành cho người đã khuất
  • Ngựa giấy: vật chuyên chở hàng hóa cho người quá cố về thế giới bên kia
Nhà táng trong bộ tranh cắt giấy của người Nùng Dín
Nhà táng trong bộ tranh cắt giấy của người Nùng Dín

Trong quy trình làm tranh cắt giấy, khâu quan trọng nhất là việc đục tranh, bởi nó khó và mất nhiều thời gian nhất. Có thể đục theo hai cách, đục trực tiếp trên khổ giấy hoặc đục theo khuôn mẫu có trước. Vì phải đục các họa tiết sát nhau trên tập giấy dày nên lưỡi đục phải sắc, thao tác phải khéo léo. Tùy theo hoa văn mà nghệ nhân có thể lựa chọn dụng cụ cắt (kéo, dao, cật nứa), dùi, đục, búa cho phù hợp.

Về màu sắc, các nghệ nhân làm tranh cắt giấy thường kết hợp các màu sắc khác nhau trên cùng một bức tranh. Chẳng hạn như tím, đỏ, xanh, vàng, đen, trắng. Cách sử dụng màu ở đây rất riêng biệt, từ kỹ thuật pha chế, nhuộm màu cho đến phối màu.

Sau khi đục cắt, chạm trổ thì sẽ là việc trang trí bằng cách cài xen kẽ các bức chạm trổ tranh giấy màu:

  • Gỡ từng lớp tranh ra khỏi tập giấy
  • Dán bồi thêm một lớp giấy màu khác đối lập mà tranh để tạo cảm giác hài hòa giữa gam màu nóng và gam màu lạnh
Các nghệ nhân đang chế tác tranh
Các nghệ nhân đang chế tác tranh

Mô típ hoa văn trang trí là khắc họa ý niệm của con người về thế giới cõi âm mà họ đã tưởng tượng ra qua hình ảnh cây cỏ, hoa lá, làng bản, chim muông, thú rừng,….

Mỗi người nghệ nhân làm nghề tranh cắt giấy đều lập bàn thờ Tổ nghề và Thày trực tiếp truyền nghề. Trước khi nhận lời làm tranh cắt giấy cho nhà nào thì họ đều làm lễ xin phép Thày và Tổ nghề.

Bài học đầu tiên khi học nghề làm tranh cắt giấy là phải hiếu. Đây là việc làm phúc, làm hiếu nên không được lấy giá cao, chỉ lấy tiền nguyên vật liệu và một chút tiền công. Thậm chí là làm không cho những nhà khó khăn. Đây là bài học đạo đức được lưu truyền trong nghề Chàng Slaw của người Nùng Dín.

Tranh cắt giấy mang giá trị nghệ thuật, văn hóa và tâm linh, phản ánh về vũ trụ quan của người Nùng. Đồng thời thể hiện tinh thần cộng đồng và đạo đức xã hội giữa các thành viên trong gia đình với cộng đồng. Bên cạnh đó thể hiện những cung bậc diễn cảm cùng khát vọng của con người trong thế giới thực và gửi gắm vào thế giới tâm linh.

Xem thêm:

Nghề thủ công làm tranh cắt giấy của người Nùng Dín đã được truyền qua nhiều đời như một cách phản ánh lịch sử xã hội người Nùng thông qua nghi thức tổ chức tang lễ cho người đã khuất. Với những giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng đặc sắc ấy, Nghề Chàng Slaw đã trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc ta. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết