Di sản phi vật thể

Múa trống Chhay – dăm – Điệu múa dân gian của người Khmer

Múa trống Chhay – dăm là một điệu múa dân gian của người Khmer. Nó thường được biểu diễn trong các ngày lễ như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta hay Óoc – om- boóc,…Điệu múa này hình thành trong quá trình lao động, được lưu truyền trong dân gian , sau được phát triển thành một loại hình biểu diễn đầy vui nhộn, hấp dẫn. 

Múa trống Chhay - dăm - Điệu múa dân gian của người Khmer
Múa trống Chhay – dăm – Điệu múa dân gian của người Khmer

Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của múa trống Chhay – dăm

Theo nghiên cứu, múa trống lúc đầu được hình thành trong các dịp tết (Chol Chnam Thmay, lễ Dolta hay Óoc – om- boóc), dịp cúng, đón rước thần linh. Tuy nhiên, về sau này, múa trống xuất hiện trong các sinh hoạt động đồng trong phum, sóc của đồng bào dân tộc Khmer.

Cho đến ngày nay, múa trống Chhay – dăm  được biểu diễn trong các nhà văn hóa dân tộc, lễ hội của dân tộc Khmer, hội Yến Diêu trì cung của tòa thánh Cao Đài Tây Ninh,…

Trống Chhay – dăm

Đây là loại trống bịt da một mặt, tang trống được làm bằng thân cau già đục rỗng ruột. Phần đầu của trống phình to hơn được bịt bằng da trâu hoặc trăn khô. Còn phần đuôi nhỏ hơn được kết nối với phần chân của trống được làm bằng kim loại.

Trống Chhay - dăm
Trống Chhay – dăm

Muốn biểu diễn múa trống Chhay – dăm thì ít nhất phải có 12 người. Mỗi người mang một cái trống. Tùy theo dáng người sẽ sử dụng kích thước tương ứng, nếu người lớn sẽ dùng trống to, người nhỏ sẽ dùng trống bé. Nhạc cụ thường được dùng cho điệu múa này gồm:

  • Trống Chhay – dăm: từ 4 – 6 cái
  • Cuôi (chiêng): 2 cái
  • Chul (chũm chọe)
  • Krap (gõ sênh)

Điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer

Một người biểu diễn bài múa Chhay – dăm không chỉ là người thực hiện các động tác mà phải là người có sức khỏe và sự dẻo dai. Cũng như cần biết kết hợp một cách khéo léo, hài hòa giữa tiết tấu của trống với điệu bộ hình thể.

Khi thực hiện điệu múa, người múa đeo trống ở vị trí trước bụng. Điệu múa có các động tác đánh trống, múa trống và múa tay. Lúc thì thực hiện múa đơn, khi lại múa đôi, múa ba, thậm chí là múa tư, múa tập thể. Động tác đánh trống cũng bao gồm các động tác đơn giản và động tác phức tạp.

Người múa trống phải có sức khỏe và sự dẻo dai
Người múa trống phải có sức khỏe và sự dẻo dai

Người múa không chỉ giữ cho tiếng trống luôn đều đặn, nhịp nhàng cùng tập thể mà còn dùng cùi chỏ, đầu gối, gót chân để đánh vào trống của mình cũng như bạn diễn. Các động tác này phải mạnh mẽ, dứt khoát mới tạo nên cái hồn của điệu múa này. Trong quá trình nhào lộn, phần chân của trống được làm bằng kim loại va chạm vào sàn tạo ra những âm thanh lốp cốp có đặc trưng riêng.

Điểm khó nhất của người múa trống là gõ và múa kết hợp phải nhịp nhàng, chính xác đến từ từng chi tiết nhỏ. Quá trình đánh trống bằng tay, cùi chỏ, gót chân phải kết hợp chung với nhào lộn nhưng cần đảm bảo âm thanh vang, không bị mất tiếng. Nếu không sẽ làm giảm cảm xúc và sự hào hứng của người nghe. Lúc nhào lộn cần ôm trống vào người để tránh trống va chạm với sàn tạo ra âm thanh lốp cốp.

Xem thêm:

Có thể nói, múa trống Chhay – dăm là một điệu múa vô cùng độc đáo của người Khmer ẩn chứa những giá trị lâu đời. Chính vì thế, vào năm 2014, điệu múa này đã trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết