Di sản phi vật thể

Múa rối nước – kết tinh văn hóa và nghệ thuật của nền văn minh lúa nước

Múa rối nước là một môn nghệ thuật độc đáo. Là sự kết tinh của văn hóa và nghệ thuật của con người cùng châu thổ Sông Hồng. Hôm nay hãy cùng GHD tìm hiểu về loại hình nghệ thuật có một không hai này nhé!

Múa rối nước - kết tinh văn hóa và nghệ thuật của nền văn minh lúa nước
Múa rối nước – kết tinh văn hóa và nghệ thuật của nền văn minh lúa nước

Giá trị nhận thức của múa rối nước

Nó phản ánh bức tranh chân thực nhất về người nông dân trong sinh hoạt đời thường. Qua đó nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Từ đó, hiểu hơn về lao động, sinh hoạt và ước mơ về cuộc sống ấm no của người dân vùng châu thổ sông Hồng.

Múa rối nước mang giá trị nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển. Nó cũng góp phần phản ánh đời sống tâm linh của mỗi cư dân nông nghiệp lúa nước. Hơn hết, nó không phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo nào. Cách phản ánh của loại hình nghệ thuật này không phải tư duy hiện thực mà là tư duy lãng mạn – dân gian. 

Người dân nơi đây đã biến những quân rối thành một vật sống trong thời bình. Không bị ảnh hưởng bởi vua chúa, cũng không có sự giáo huấn của đạo. Mà trong đó, Tễu là nhân vật điển hình. 

Giá trị giáo dục của múa rối nước

Mang giá trị giáo dục cao
Mang giá trị giáo dục cao

Nó giáo dục cho con người ta về lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu lao động. Bên cạnh đó, tinh thần tự hào dân tộc và cố kết cộng đồng trong chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm để hướng tới các tình làng nghĩa xóm của con người cùng châu thổ sông Hồng.

Tính giáo dục ở múa rối thường tồn tại ở dạng giản dị, hồn nhiên và rõ ràng, nhân văn. Nso gieo vào lòng con người tình yêu thương đồng loại. Đồng thời khơi gợi lên ước mơ khát vọng cao cả của con người. Đưa con người vươn tới chủ quyền, làm chủ cuộc sống của chính mình cũng như làm chủ thiên nhiên. Chính giá trị giáo dục ấy khiến múa rối trở nên nhân văn hơn. Múa rối chính là giá trị lý tưởng mà cả nhân loại đang theo đuổi và xây dựng.

Giá trị giải trí của múa rối nước

Mục đích ban sơ nhất của múa rối chính là giải trí. Bằng cách hiện thực hóa những nội dung mang đầy tình yêu với cuộc sống và thấm đẫm tinh thần lạc quan yêu đời của nông dân lúa nước. Nhờ đó mà nó đã một phần nào đó đóng góp cho đời sống văn hóa tinh thần vui tươi lành mạnh của người dân.

Sự giải trí còn thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa của các nghệ nhân làm rối. Sáng tạo và đem đến những buổi biểu diễn mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên, nó không chỉ thỏa mãn sở thích cá nhân mà còn khơi dậy, kích thích những khả năng sáng tạo mới tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân.Tạo sự phát triển toàn diện cho con người. 

Sự sáng tạo của các nghệ nhân làm rối
Sự sáng tạo của các nghệ nhân làm rối

Giá trị thẩm mỹ của múa rối nước

Khác với những loại hình nghệ thuật khác thu hút chú ý vào ngôn ngữ, nghệ thuật diễn xuất. Thì với múa rối, hành động của con rối chính là trung tâm, là điểm hấp dẫn nhất. Nó tác động đến văn phạm thị giác, đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của múa rối với các nghệ thuật khác.

Tính thẩm mỹ còn thể hiện ở những dấu ấn địa phương. Rõ nét nhất chính là quân rối, kxy thuật máy, điều khiển rối,… Hay việc diễn cùng một nội dung nhưng mỗi địa phương lại có những cách thể hiện khác nhau. Tạo nên các tiểu vùng trong châu thổ sông Hồng.

Xem thêm:

Múa rối nước gắn liền với nền văn minh lúa nước, chứa đựng và kết tinh những giá trị văn hóa và nghệ thuật của vùng châu thổ sông Hồng. Cũng là một nét chấm phá trong nghệ thuật, làm nên giá trị nghệ thuật của múa rối nước nói riêng và nghệ thuật dân gian Việt Nam nói chung. 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết