Di sản phi vật thể

Lượn Slương của người Tày – làn điệu dân ca truyền thống

Lượn Slương của người Tày là hình thức hát dân ca nổi tiếng và phổ biến của người dân tộc thể hiện tình cảm và mong ước dành cho cuộc sống. Tuy nhiên ngày nay, làn điệu dân ca này đang dần mai một và cần nhận được sự quan tâm và bảo vệ của chính quyền địa phương. Hãy cùng GHD tìm hiểu về hình thức hát độc đáo này qua bài viết dưới đây. 

Lượn Slương được người Tày sử dụng nhiều trong hội lồng tông, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khách đến chơi nhà. Lượn chỉ toàn bộ kho tàng dân ca của người Tày, bao gồm cả then, hát đám cưới, phuốc pác và phong slư. Như vậy, lượn có thể là hình thức hát đối đáp giao duyên của người Tày.

Lượn Slương của người Tày
Lượn Slương của người Tày

Lượn của người Tày gồm 3 loại: lượn cọi, Lượn Slương, lượn Nàng hai. Hát Lượn Slương  chỉ dùng thơ thất ngôn tứ tuyệt, được một đôi trai gáo hát đối đáp với nhau, các bài hát theo hình thức đối đáp. Lượn Slương thường được tổ chức và ngày hội lồng tồng vào mùa xuân, những dịp nông nhàn.

Lượn Slương phổ biến của người Tày vào những năm 60 của thế kỷ XX. Hình thức hát này được các nam, nữ thanh niên giao lưu tình cảm, quyến luyến tìm hiểu nhau và đến với nhau. Ngôn ngữ làn điệu rất tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng bằng cách tả thực, chỉnh phục được đông đảo công chúng yêu thích.

Hình thức hát giao duyên cần được bảo tồn
Hình thức hát giao duyên cần được bảo tồn

Giai điệu bài hát bay bổng, dung dị, ngọt ngào thể hiện cảnh sắc quê hường và tình cảm da diết yêu thương, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lượn Slương được chia thành 3 phần: lượn đi đường, lượn sử, lượn chúc mừng. Nội dung của các phần đều diễn ra nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp đến sâu sắc và mạnh bạo.

Đặc trưng của Lượn Slương của người Tày là hát công khai chủ yếu ở trong nhà, thu hút đông đảo bà con trong làng lắng nghe và cổ vũ.

Di sản văn hóa truyền thống
Di sản văn hóa truyền thống

Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì giới trẻ không còn mặn mà với các làn điệu dân ca truyền thống. Lượn Slương ít được thanh niên Tày quan tâm và lưu giữ. Hầu hết những người hát làn điệu này hiện nay là những người lớn tuổi trong làng.

Đứng trước sự mai mộc của một nét văn hóa truyền thống độc đáo thì người Tày và chính quyền địa phương đang nỗ lực để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân ca dân tộc với mai sau.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về “Lượn Slương của người Tày – làn điệu dân ca truyền thống”, hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về một nét đẹp trong âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết