Di sản phi vật thể

Lễ hội Phủ Dầy – Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Lễ hội Phủ Dầy là một địa chỉ cầu tài lộc đầu xuân năm mới nổi tiếng. Nơi đây cũng là một địa chỉ văn hóa tâm linh, trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu – nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng. 

Lễ hội Phủ Dầy
Lễ hội Phủ Dầy

Lễ hội này được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm tại làng Vân Cát – Tiên Hương, Nam Định. Nó kéo dài từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch. Với mục đích tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong 4 vị thánh bất tử của dân tộc ta (Tản Viên sơn thánh – Thánh Gióng – Chử Đồng tử – Mẫu Liễu).

Nằm ở trung tâm phía Nam Đồng bằng Sông Hồng, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và đấu tranh cách mạng. Vùng đất Nam Định là nơi phát sinh và hội tụ nhiều tín ngưỡng, tôn giáo như Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo, Thiên Chúa Giáo,… Trong đó đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạn và Đức Thánh Trần.

Hai địa điểm gắn liền với Mẫu Liễu là phủ Quảng Cung – nơi bà giáng sinh lần thứ nhất và phủ Vân Cát – nơi bà giáng sinh lần thứ hai. Với hơn 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu ở Nam Định, Phủ Dầy có thể coi là tâm điểm hoạt động của tín ngưỡng này.

Phủ Tiên Hương
Phủ Tiên Hương

Lễ hội Phủ Dầy kéo dài 10 ngày với các phong tục sau:

  • Ngày mồng 1: Hai thôn Tiên Hương và Vân Cát mở cửa phủ, gọi là tế khai hội
  • Ngày mồng 2: Tiên Hương rước nước ở Giếng về mộc dục Thánh tượng, sau làm lễ bái yết cáo
  • Ngày mồng 3: Chức quốc tế long trọng, chủ tế là quan tổng đốc Nam Định hoặc quan lại triều đình. Lễ vật gồm có bánh dầy, lợn sống, xôi, rượu, hoa quả,…
  • Ngày mồng 4: Chính giỗ ở Phủ Vân Cát, các quan chức triều đình cùng nhân dân túc trực rước lễ theo nghi thức
  • Ngày mồng 5: Phủ Vân Cát rước Thánh Mẫu lên Chùa Dần (Vân Tháp tự) ở xã Trung Thành lễ Phật rồi rước về
  • Ngày mồng 6: Phủ Tiên Hương rước Thánh Mẫu xuống chùa Gôi hoặc chùa Báng
  • Ngày mồng 7,8,9 có hội Kéo Chữ vô cùng độc đáo
Hội kéo chữ
Hội kéo chữ

Vào trước và trong lễ hội luôn rộn ràng bởi những nghi thức hầu đồng. Các thanh đồng sẽ chọn ngày lành tháng tốt và đặt lịch với thủ nhang. Sau những nghi lễ này, các thanh đồng cảm thấy thoải mái về tinh thần và sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay hình thức này có nguy cơ bị biến tướng, thương mại hóa làm méo mó. Nhất là khi mà nhu cầu đang tăng và có hiện tượng quá tải.

Nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều quan trọng khi thực hành tín ngưỡng này là việc nhìn nhận đúng minh đang hầu Mẫu, hầu Thánh, không mang tính khoa trương, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.

Xem thêm:

Lễ hội Phủ Dầy của Nam Định có thể coi là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, là nơi khởi nguồn của tín ngưỡng. Nếu bạn có nhu cầu tham dự lễ hội này, có thể liên hệ ngay với GHD để di lịch và trải nghiệm bạn nhé!

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết