Di sản phi vật thể

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer là lễ hội lớn nhất trong năm của người đồng bào Khmer Nam Bộ, thường tổ chức vào thời điểm kết thúc mùa vụ để thể hiện lòng biết ơn với thần Mặt Trăng. 

Hãy cùng GHD tìm hiểu chi tiết về lễ hội này qua bài viết dưới đây. 

Người Khmer sinh sống chủ yếu từ khu vực Nam bộ, thời tiết nơi đây thường chia làm  2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer
Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer

Theo tính toán của đồng bào Khmer, giữa tháng 4 dương lịch là thời điểm mùa khô chuyển sang mùa mưa, gió mùa Tây Nam thổi mang theo hơi nước tạo mưa thuận lợi cho cây cối nảy mầm. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới nên đồng bào Khmer tổ chức đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây để chuẩn bị cho một vụ sản xuất chính trong năm.

Là lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer
Là lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer

Ngày đầu tiên của tháng 10 âm lịch là thời điểm mùa mưa chuyển sang mùa khô, gió mùa đông bắc thổi về mang theo tiết trời mát mẻ phảng phất chút se lạnh. Theo quan niệm của người Khmer, mặt trăng là vị thần điều tiết thời tiết, làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được mùa, thóc đầy, thóc đầy nên người Khmer tổ chức lễ Om om. Lễ hội Om Bok nhằm tạ ơn thần mặt trăng đã phù hộ cho mùa màng vừa thu hoạch được ở mùa trước.

Để chuẩn bị cho buổi lễ lớn nhất năm này thì đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng trong vụ gieo trồng trước đó: Lúa nếp chín, dừa, vườn chuối, khoai, môn, các loài hoa…

Thể hiện mong ước của người đồng bào
Thể hiện mong ước của người đồng bào

Các nam thanh nữ tú Khmer sẽ chế biến nông sản thành các vật cúng trăng. Vật phẩm của nghi lễ luôn có cốm dẹt, vật phẩm gắn liền với hình tượng tín ngưỡng về nền văn minh lúa nước.

Nghi lễ cúng trăng thường được tổ chức theo từng hộ gia đình, chứ không tổ chức theo làng, có thể là tổ chức theo vài hộ gia đình sống gần nhau. Người tham gia lễ không phân biệt giữa nam và nữ, trẻ con hay người già.

Người trụ cột gia đình thường là người chủ trì nghi lễ có vai trò dẫn dắt và điều hành buổi Lễ.

Trong nghi lễ, chủ lễ đọc lời cầu nguyện: “Hôm nay, ngày Rằm tháng Mười, chúng con kính dâng lễ vật đến thần Mặt trăng với lòng thành kính vô hạn, vì thần đã điều tiết khí hậu, làm cho mưa thuận gió hòa mang lại mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống sung túc, ấm no”.

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer với ý nghĩa  gửi gắm theo ước nguyện mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống hạnh phúc.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về “Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer”, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về lễ hội truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam. 

 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết