Di sản phi vật thể

Lễ hội Nghinh Ông- lễ hội dành cho ngư dân Sóc Trăng

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất dành cho ngư dân của tỉnh Sóc Trăng với ý nghĩa cầu bình an, mọi người làm ăn phát đạp, thịnh vượng và khởi đầu một mùa biển mới. Hãy cùng GHD tìm hiểu lễ hội độc đáo này của ngư dân đồng bằng Sông Cửu Long qua bài viết dưới đây. 

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21 tháng Ba Âm lịch hàng năm tại thị trấn Trần Đề – Sóc Trăng với mong muốn cầu bình an, sức khỏe, làm ăn phát đạt và khởi đầu một mùa biển đầy tốt đẹp.

Đây là một nghi lễ lớn của người dân địa phương nên thỉnh thoảng cũng có sự tham dự của các tỉnh lân cận. Điều này tạo nên quy mô của lễ hội, đem nó trở thành một phần của cuộc sống người dân nơi đây.

Nghi lễ truyền thống của người vùng biển
Nghi lễ truyền thống của người vùng biển

Lễ Nghinh Ông

Sáng ngày 21 thì đoàn ngư dân ra khơi Nghinh Ông với sự tham gia của Chánh vạn, Phó vạn, kiệu long trên đó có cốt của Ông. Trên thuyền sẽ có lễ vật và đồ làm lễ. Chánh Vạn sẽ đốt nhang đèn tiến hành lễ mời ông Nam Hải, cầu cho mưa thuận gió hòa, biển yên gió lặng, ngư dân mùa màng bội thu. Khi xin keo thành công thì các thuyền quay vào bờ và dâng lên Ông những sản vật ngư dân đã thu hoạch.

Lễ cúng tế tiên sư và cúng tiền vãng

Lễ cúng này sẽ được ông Chánh vạn hoặc Phó vạn thực hiện để để mời các vị thần chứng lễ và ca ngợi công đức của họ, sau đó là bày tỏ lòng tri ăn của dân lòng với thần linh.

Rước Nam Ông
Rước Nam Ông

Lế chánh tế

Nghi lễ được tổ chức vào ban ngày, lễ chánh tế thờ tướng quân Nguyễn Phục – vị thần đại diện cho bình an của người đi biển.

Nghi thức và nghệ thuật trình diễn trong lễ hội

Ngày 22 và 23, người nhà, hội đoàn mang đồ cúng Ông, tham gia các trò chơi dân gian và hát Bội.

Đêm đầu tiên là lễ cúng của tòa nhà. Trước tòa thờ Ông đào và cúi lạy điện thờ Ông Nam Hải. Người đứng ra cúng tế là ông Chánh Tế. Cơ cấu thờ tự xuất phát từ quan niệm dịch học của Nho gia: “Thuận trời thuận đất, thuận lòng dân” (Tam tài). Quan niệm này đã được biến tấu thành những bài hát cầu mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt cho dân làng.

Sau phần lễ này là các vở tuồng được ngư dân yêu thích như: Tiết Đinh San, Cầu Phàn Lễ. Huế, Xử án Bàng Quý Phi, Phụng Nghi Đình, San Hậu Thành. San Hậu Thành được trình diễn vào đêm cuối cùng của lễ hội. Vở tuồng thứ ba này có cảnh hoàng tử dâng ấn kiếm và cũng cầu các vị vua, năm là buổi lễ vinh danh nhà vua.

Các phần trình diễn trong lễ hội thường gắn liền với đời sống với hóa và tập tục của người dân đại phương. Lễ hội là cơ hội để gắn kết mọi người, cộng đồng lại với nhau.

Lễ Nghinh Ông đáp ứng các nhu cầu tâm linh và văn hóa của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác.

Với những giá trị nổi bật và lễ hội mang lại thì Lễ hội Nghinh Ông đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản phi vật thể của quốc gia. 

 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết