Di sản phi vật thể

Lễ hội năm mới – Sinh hoạt văn hóa của người Giáy

Lễ hội năm mới là một sinh hoạt văn hóa của người Giáy ở tỉnh Hà Giang. Nó thường được người dân nơi đây tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán. Nó bắt đầu từ sáng mùng 1 cho đến hết tháng Giêng.

Lễ hội năm mới - Sinh hoạt văn hóa của người Giáy
Lễ hội năm mới – Sinh hoạt văn hóa của người Giáy

Lễ hội này thường tổ chức khá đơn giản và không mang nặng hình thức, lễ vật cúng thần. Theo quan niệm, Ông và Bà là tổ tiên cũng là người che chở bảo vệ cho người Giáy. Do đó, họ không thờ thần nào mà chỉ cầu khẩn Ông và Bà che chở, phù hộ.

Lễ hội năm mới là dịp để mời ông bà tổ tiên về chung vui, cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Lễ vật thường do người Giáy tự làm, gồm gà, bánh chưng, thịt treo, rượu, hương,… Thầy chúng chuẩn bị thêm câu đối chúc Tết treo tại miếu Bà. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm lễ vật riêng để dâng lên miếu Bà.

Khấn mời Bà về dự
Khấn mời Bà về dự

Sáng sớm mùng 1, thầy cúng mặc trang phục chỉnh tề cùng một số thanh niên khỏe mạnh, chưa vợ mang mâm lễ vật (2 con gà một trống một mái, bánh chưng, rượu, hương,…) đến miếu Bà. Thầy cúng bày mâm, dán câu đối, thắp hương khấn mời Bà về dự và xin phép hạ trống để bắt đầu tổ chức lễ hội.

Với người Giáy, thần trống là người đưa tin. Do đó, sau mỗi một bài cúng, thầy cúng sẽ gõ một hồi để chuyển mong ước của dân làng đến với Tổ tiên. Trống được làm từ thân cây gỗ nghiến cổ thụ, dài 1,5m chu vi bằng hai vòng tay người lớn. Mặt của trống được bưng bằng da bò.

Mang lễ và trống đến từng nhà chúc năm mới
Mang lễ và trống đến từng nhà chúc năm mới

Sau khi gõ 3 tiếng trống, thầy cũng cắt cử người đi bưng lễ và khiêng trống rồi tiến hành đến từng nhà trong thôn để chúc mừng năm mới. Qua mỗi nhà sẽ gõ một hồi trống để chuyển ước nguyện và cầu cho gia đình mọi sự tốt lành. Sau khi đi hết, sẽ quay lại miếu Ông và cùng người trong thôn làm lễ cúng Tổ tiên.

  • Mở đầu là mời ông bà tổ tiên về dự lễ và báo cáo các công việc đã làm trong năm, cảm tạ thần linh che chở
  • Cúng xong sẽ viết lên mặt trống nội dung như trai gái hòa thuận, người già sống lâu,… đánh trống và mời thần linh chứng giám
  • Chỉ định một đôi nam nữ lên nhận và thay thầy gõ nhịp. Trai gái mặc trang phục truyền thống và múa vòng quanh trống để cầu mong điều tốt đẹp.
  • Thầy cúng viết các ước nguyện của dân làng
Người Giáy hòa mình vào  không khí lễ hội
Người Giáy hòa mình vào không khí lễ hội

Múa nghi lễ xong, thầy cúng đại diện dân làng khấn tạ ơn, tiễn thần linh về trời và tuyên bố đến giờ vui chơi mừng năm mới. Người dân hòa vào lễ hội, cùng múa và rót rượu chung vui. Đến chiều muộn mọi người mới trở về nhà của mình.

Thanh niên được tiếp quản trống sẽ khiêng trống đến từng nhà và chúc năm mới nhiều may mắn. Sau khi màn múa trống xong, chủ nhà mời đội trống lên và cùng uống rượu chung vui. Đồng thời gửi họ chút lễ vật (chút tiền, cặp bánh, chai rượu,…) để lấy may. Ngày mùng 2, mọi người lại tụ tập ở miếu Ông để múa hát, tham gia trò chơi dân gian. Cứ như vậy kéo dài cho đến hết tháng Giêng, mọi người thay nhau đánh trống. Hết tháng Giêng, thầy cúng cùng đội trống sẽ khiêng trống từ Miếu Ông về miếu Bà và chờ mùa lễ hội sau.

Xem thêm:

Lễ hội năm mới là dịp để người Giáy thể hiện truyền trống uống nước nhớ nguồn, tri ân tổ tiên. Cũng là khát vọng hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Và lễ hội này cũng vinh dự trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết