Di sản phi vật thể

Lễ hội Gầu Tào – Lễ hội truyền thống của người Mông

Lễ hội Gầu Tào là một lễ hội truyền thống của người Mông đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Khi gặp vấn đề gì đó, người dân nơi đây sẽ lên đồi Gầu Tào khấn thần. Mong cho mọi sự bình yên thuận lợi. Khi lời cầu khẩn thành hiện thực, họ sẽ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh.

Lễ hội Gầu Tào - Lễ hội truyền thống của người Mông
Lễ hội Gầu Tào – Lễ hội truyền thống của người Mông

Theo tiếng Mông, Gầu Tào có nghĩa là địa điểm chơi. Theo phong tục ở nơi đây, lễ hội Gầu Tào sẽ do ba gia đình có quan hệ huyết thống, thông gia hoặc có cùng hoàn cảnh như trên tổ chức. Lễ hội tổ chức vào mùa xuân trong 3 năm liền. Mỗi năm trồng một cây nêu để gia chủ lấy vật treo trên cây (tức đang lấy phúc, lấy lộc).

Địa điểm tổ chức được gọi là Hấu Tào (Đồi Hội). Đây là một quả đồi thấp với phần đỉnh bằng phẳng tại nên một bãi rộng. Bao quanh nó là những ngọn đồi cao hơn, phía trước có không gian trũng và hẹp. Đặc biệt là phải quay về Hướng Đông, để khi dựng cây nêu thì nó có thể đón ánh mặt trời.

  • Quả đồi là phúc mệnh của gia chủ
  • Không gian trũng là biểu tượng của sự không may mắn
  • Quả đồi phía sau là biểu tượng của sự phát triển, con hơn cha mẹ, tài lộc càng nhiều
Địa điểm tổ chức lễ hội
Địa điểm tổ chức lễ hội

Muốn tổ chức thì gia chủ phải mời Trứ Tào tức chủ lễ giúp chủ trì và Nẹ Tào (người phụ nữ để giúp việc cho chủ lễ). Cả hai phải là những người có gia đình êm ấm, khá giả. Cùng với hai thanh niên, một nam một nữ giúp chủ lễ là Tú Tào và Sảy Tào.

Hai nghi lễ chính là chặt tre và dựng nêu. Ngày chặt che, chủ nhà làm mâm lễ để chủ lễ và người giúp việc tiến hành cúng. Gia chủ mời chủ lễ 2 ly rượu, chủ lễ bắt đầu hát bài xem bói về lý do làm lễ. Sau đó xòe ô và hát bài đi tìm cây nêu, lúc này sẽ dẫn mọi người đến cây tre đã chọn để chặt tre. Tre phải thẳng, đều dóng, cao từ 9 – 12m, không sâu bệnh hay cụt ngọn, ra hoa, thân hướng về phía mặt trời mọc.

Nghi lễ thực hiện ngay tại gốc, vừa đi quanh gốc tre vừa hát, hết 1 vòng chặt một nhát. Sao cho khi hết bài thì cây tre cũng chặt xong, thân đổ về hướng mặt trời mọc và thân cây có người đỡ để không chạm đất. Sau đó tỉa nhẵn thân tre, còn cành lá để nguyên, tượng trưng cho sự linh thiêng.

Nghi thức hạ cây nêu
Nghi thức hạ cây nêu

Tiếp đó, chủ lễ cho ô cho cây và hát bài vác cây nêu để mọi người vác tre ra bãi hội. Lúc vác gốc hướng phía trước, ngọn phía sau, không để cây chạm đất hay nghỉ giữa đường. Đến nơi cắm cây tre vào lỗ đã đào sẵn, lúc này nó là cây nêu. Chú ý là không trùng với lỗ của các năm trước và phải hướng về phía mặt trời mọc.

Chủ lễ buộc lên cây nêu 2 dải vải lanh đen (tập hợp lực lượng) và đỏ (mời tổ tiên), một bầu rượu, 3 bông lúa nếp và một túm cây “sưi”. Sau đó là lễ cúng với gà, rượu và cơm là lễ vật. Chủ lễ hát bài hẹn ngày để cúng báo thần linh việc dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn. Khi hoàn tất thì mọi người cùng hưởng lộc dưới chân cây nêu.

Ngày chính hội sẽ tổ chức theo tuổi của gia chủ, xem ngày nào hợp từ mùng 2 – 4. Chủ lễ và người giúp việc treo đồ lên cây nêu, đặt tiền dưới gốc và quỳ xuống khấn vái câu nêu. Nghi lễ xong chủ lễ tuyên bố mở hội. Mở màn là người thạo hát nhưng phải khỏe mạnh và khá giả, sau đó mọi người tùy ý tham gia.

Người nhảy mở màn của lễ hội
Người nhảy mở màn của lễ hội

Lễ hội Gầu Tào kéo dài ba ngày. Chiều ngày thứ ba, chủ lễ tuyên bố hạ cây nêu và tiến hành nghi thức như khi chặt tre và vác cây nêu về nhà gia chủ. Gần đến nơi, chủ lễ chặt một đoạn gốc dài 1 mét, tẽ hạt của ba bông lúa nếp và bỏ tiền vào mẹt thóc. Gia chủ hát đối đáp và nhận cây nêu, vác gốc vào trước. Chủ lễ trao dải vải lanh và đoạn gốc cho gia chủ.

  • Gốc cây để lát giường ngủ
  • Dải vải lanh để may quần áo cho trẻ sinh ra nhờ cầu xin ở lễ hội Gầu Tào
  • Hoặc dùng dải vải lanh cho người khỏi bệnh nhờ khấn Gầu Tào.

Xem thêm:

Có thể nói, đây là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất gắn với đời sống của người Mông. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể này đang dần mai một do nó là gia truyền và một phần do thế hệ trẻ không mặn mà với các nghi lễ này. 

Tin Liên Quan

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Xem chi tiết
Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Xem chi tiết