Di sản phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới năm 2012 nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

GHD sẽ cùng bạn đi khám phá di tích lịch sử này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Người dân chuẩn bị cho lễ hội đền Hùng
Người dân chuẩn bị cho lễ hội đền Hùng

Đôi nét về di tích Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng nằm trên núi Hùng thuộc đất Phong châu, Phú Thọ. Nơi đây vốn là đất đế đô và là nơi thờ cúng của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ với hơn 150 loại thảo mộc và nhiều cây đại thụ lớn.

Giỗ tổ Hùng Vương thường được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Mỗi dịp giỗ tổ nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến viếng tỏ lòng biết ơn về công lao ông cha ta.Với những ý nghĩa quan trọng trong lịch sử, văn hóa tâm linh nên vào tháng 8 năm 2009 đền Hùng được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

Điểm tham quan nổi bật Đền Hùng

Đền Hạ

Đền Hạ được xây dựng vào thế kỉ XVII – XVIII thiết kế hình chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung. Đền Hạ thờ Thần Núi và 18 đời vua Hùng, nơi đây còn thờ hai vị công chúa là Tiên DungNgọc Hoa.

Đền Hạ vua Hùng
Đền Hạ vua Hùng

Tương truyền rằng đền hạ từng là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, phía sau đền vẫn còn lưu lại dấu tích “Mắt rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng.

Đền Trung

Đền Trung là nơi các vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và bàn bạc việc lớn. Đền được xây dựng theo hình chữ nhất có ba gian hướng về hướng Nam.

Đền Trung nơi các vua Hùng bàn việc nước
Đền Trung nơi các vua Hùng bàn việc nước

Đền chính là nơi vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày. Để đời sau này các con cháu đều biết về sự tích này.

Đền Thượng

Đền Thượng hay còn gọi với tên khác là “Cửu trùng tiên điện” được thiết kế theo kiểu chữ Vương. Phía trước đền là bức nghi môn, nhà chuông đồng và hậu cung. Đây là nơi vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh tiến hành các nghi lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tương truyền đây cũng là nơi vua Hùng lập đền thờ sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.

Đền Thượng- Cửu trùng tiên điện
Đền Thượng- Cửu trùng tiên điện

Lăng Hùng Vương

Lăng Hùng Vương
Lăng Hùng Vương

Đây chính là mộ của Vua Hùng đời thứ 6, lăng mộ nằm ở phía Đông đền có ví trị đầu đội sơn chân đạp thủy. Lăng thiết kế hình vuông đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” có đao cong 8 góc tạo thành 2 tầng mái, tầng dưới đắp 4 con rồng tầng trên cũng đắp 4 con rồng nhưng là rồng uốn lượn.

Đền Giếng

Đền giếng được xây dựng vào thế kỉ XVII chính là nơi hai công chúa Ngọc HoaTiên Dung thường soi gương, vấn tóc. Đây cũng là nơi lập đền thờ của hai bà vì đã có công dạy dân trồng lúa nước và trị thủy.

Đền Giếng
Đền Giếng

Cổng đền được xây dựng theo kiến trúc 2 tầng và 8 mái, hai bên cột trụ lắp nghê trầu và tầng trên cổng có bức đại tự đề “Trung sơn tiểu thất”.

Đền Thờ Lạc Long Quân

Đền thờ Lạc Long Quân được xây dựng từ năm 2007 trong khuôn viên rộng lớn hơn 13 ha. Bên trong đền có tọa tượng Lạc Long Quân được đúc bằng đồng. Bên cạnh đó bao gồm các gian khác như: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính tả và hữu vu.

Đền thờ Lạc Long Quân
Đền thờ Lạc Long Quân

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Lễ dâng hương Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ
Lễ dâng hương Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ

Đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ tại Đền Hùng được xây dựng trên núi Ốc Sơn vào năm 2001 theo kiến trúc truyền thống với cột, hoành và dui bằng gỗ li, mái được ngớp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát.

Trong đền thờ tượng Mẹ Âu CơLạc HầuLạc Tướng.

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Đền Hùng được khánh thành vào ngày khai hội đền Hùng năm 2003. Bảo tàng chứa 700 hiện vật gốc, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, nhóm tượng lớn và còn nhiều hiện vật lịch sử khác.

Đoàn du khách ghé thăm Bảo tàng Hùng Vương
Đoàn du khách ghé thăm Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng được mở ra nhằm giới thiệu cho du khách về văn hóa Hùng Vương và hình thành di tích lịch sử đền Hùng nay như thế nào. Những di tích hiện vật như muốn truyền đạt tình cảm của nhân dân, sự quan tâm với những người đứng đầu nhà nước thời phong kiến để tỏ lòng biết ơn. Đồng thời từ đó biết giữ gìn nét đẹp văn hóa này.

Hy vọng bài viết trên của GHD đã đem đến cho người đọc những kiến thức để hiểu biết hơn về Di sản văn hóa phi vật thể – Đền Hùng. Từ đó người đọc biết thêm về giá trị văn hóa, lịch sử để càng thêm giữ gìn biết ơn những công lao to lớn ông cha ta gây dựng.

Nếu du khách có nhu cầu tham quan, trải nghiệm và khám phá những địa điểm du lịch hay những di sản nổi tiếng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.348.010 – 0983.766.345 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhất.

Có thể bạn muốn biết:

Tin Liên Quan

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Xem chi tiết
Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Xem chi tiết