Di sản phi vật thể

Hơmon (Sử thi) của người Ba Na ở Gia Lai Tây Nguyên

Hơmon (Sử thi) của người Ba Na ra đời và tồn tại như một phần của cuộc sống, là sợi dây kết nối giữa thế giới con người và tổ tiên, giữa quá khá và hiện tại, giữa hữu hình và vô hình của người dân bản làng vào cuộc sống. Hãy để GHD giới thiệu cho bạn những điều thú vị về sử thi này nhé!

Sử thi là một phần trong văn hóa của người Ba Na, phản ánh lịch sử, xã hội và nguyện vọng của cộng đồng người dân. Homon thể hiện sự hình thành trời đất và con người, tại hiện lại cuộc chiến tranh và mô tả lại những phong tục tập quán của tộc người Ba Na.

Sử thi của người Ba Na
Sử thi của người Ba Na

Sử thi thường gắn liền với những anh hùng thần thoại của buôn làng Tây Nguyên. Sử thi được chia thành nhiều khúc, đoạn ghép lại với nhau thành một sử thi hoàn chỉnh, nhưng cũng là những phần riêng biệt thể hiện ý nghĩa riêng.

Xem thêm: Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang

Hơmon được hình thành qua trình phát triển của xã hội, phụ thuộc phần lớn vào những người kể chuyện. Họ là những người am hiểu sâu sắc văn hóa cộng đồng, lịch sử dân tộc và có trí nhớ tốt để kể được những câu chuyện dài.

Người Bana kể chuyện anh hùng
Người Bana kể chuyện anh hùng

Nội dung chung của mỗi câu chuyện đều xoay xung quanh 3 sự kiện chính của một người anh hùng: lấy vợ, lao động sản xuất và đánh giặc ngoại xâm.

  • Lấy vợ là việc đầu tiên mà các anh hùng đều phải trải qua. Thường thì người vợ sẽ bị cướp do phong tục nơi đây, anh hùng phải chiến đấu để giành lại vợ.
  • Việc lao động của anh hùng thì được thần kỳ hóa.
  • Đánh giặc là việc cuối cùng của một anh hùng. Đánh giặc sẽ giúp anh hùng khẳng định sức mạnh, mở rộng lãnh thổ và lấy được lòng tin của người dân trong bản.

Homon thường được kể vào ban đêm, người kể có thể hát nằm hoặc hát ngồi. Người hát phải có sức khỏe tốt, vì họ thường phải hát trong nhiều giờ để có giọng kể sinh động và hấp dẫn nhất. Mỗi người kể sẽ có cách kể chuyện khác nhau để hấp dẫn người nghe, diễn tả lại cảnh hoành tráng, hào hùng của nhân vật và sử thi.

Qua những câu chuyện người nghe có thể biết được sự ra đời của trời và đất, của con người và tâm linh tín ngưỡng, sự hình thành của xã hội và các quan hệ của cộng đồng.

Ngày nay, Hơmon (Sử thi) của người Ba Na không còn thu hút được người xem, nhất là giới trẻ do sự phát triển của công nghệ, truyền thông. Nhưng những người giữ hồn của văn hóa dân tộc Ba Na vẫn hết mình giữ lửa cho truyền thống ấy, tạo nên một nền văn hóa đẹp của buôn làng.

Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, Hơmon (Sử thi) của người Ba Na (tỉnh Gia Lai) và Hơmon (Sử thi) của người Ba Na – Rơ Ngao (tỉnh Kon Tum) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Xem thêm:

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết