Di sản phi vật thể

Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc – Tưởng nhớ anh hùng Thánh Gióng

Có thể nói, Hội Gióng là lễ hội truyền thống để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Nó là một trong tứ bất tử tín ngưỡng dân gian của Việt Nam. Nó mô phỏng sinh động diễn biến trận chiến chống giặc Ân của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần thượng võ và khát vọng tự do của dân tộc.

Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc
Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc

Chính bởi lẽ đó mà Hội Gióng được tổ chức ở rất nhiều địa phương thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất vẫn là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hôm nay, hãy cùng GHD tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể này nhé!

Nguồn gốc lịch sử Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc

Hội Gióng được tổ chức từ 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết kể lại, sau khi đánh thắng Giặc Ân, Thánh Gióng dừng chân tại Phù Linh trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao này, người dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc gồm 6 công trình:

– Đền Hạ (đền Trình)

– Chùa Đại Bi

– Đền Mẫu

– Đền Thượng (đền Sóc)

– Tượng đài Thánh Gióng

– Nhà bia

Nguồn gốc lịch sử
Nguồn gốc lịch sử

Trong 6 công trình trên thì đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức các nghi lễ truyền thống. Có thể kể đến như lễ Mộc Dục, lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa,….

Giá trị văn hóa của Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc

Trước ngày lễ hội chính diễn ra (đêm mùng 5), Lễ Mộc Dục sẽ được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến mùng 6, nhân dân sẽ dâng lễ vật được chuẩn bị đầy đủ lên cho Đức Thánh, cầu ngài phù hộ cho dân làng. Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng được tổ chức đầu tiên. 

Sau ngày mùng 7 là chính hội, người dân sẽ diễn cảnh Thánh Gióng chém tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi về trời. Đến mùng 8, lễ hóa voi và ngựa quy mô lớn được tổ chức. Bất kỳ ai chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo,…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được tổ chức từ 6 – 12/4 âm lịch. Phù Đổng chính là nơi sinh ra của Thánh Gióng.

– 6/4: lễ rước nước với sự tham gia của toàn bộ các tướng, quân lính, phường nhạc cùng dân làng

– 7/4: rước miều đến đền Mẫu và rước cỗ chay từ đền Hạ sang đền Thượng để dâng Đức Thánh. Buổi trưa có rước khám đường nhằm thăm dò đường đi đến trận địa.

– 8/4: người đứng đầu giáp và có uy tín tiến hành duyệt lần cuối các hoạt động của lễ hội.

– 9/4: rước cờ từ đền Hạ lên đền Thượng, múa thờ thần, múa bắt hổ và diễn hội trận

– 10/4: rước vãn duyệt quân, kiểm tra binh khí, lễ tạ ơn và khao quân mừng thắng lợi. 

– 11/4: lễ rước nước và lễ rửa khí giới, chơi trò chơi

– 12/4: lễ rước cắm cờ, kiểm tra chiến trường từ Đống Đàm đến Sòi Bia. Buổi chiều báo tin thắng trận lên Thiên Đình và kết thúc lễ hội.

Hoạt động hóa voi trong lễ hội
Hoạt động hóa voi trong lễ hội

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian với hàng trăm vai diễn theo kịch bản được chuẩn hóa. Nó như một hiện tượng cần được bảo tồn, lưu truyền. Bên cạnh đó, lễ hội còn như một cách để liên kết cộng đồng. Đồng thời thể hiện khát vọng đất nước thái bình, nhân dân ấm no hạnh phúc. 

Về mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội. Chẳng hạn như đám rước, cờ hiệu, hiệu trống, diễn xướng dân gian, múa hổ,…

Xem thêm:

Với nhiều ý nghĩa về văn hóa, Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể, là đại diện cho nhân loại. Nó là bảo tàng văn hóa của Việt Nam lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa và tín ngưỡng. 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết