Di sản phi vật thể

Hát Páo dung của người Dao – hình thức hát truyền thống

Hát Páo dung của người Dao được biết đến là hình thức hát ngẫu hứng, người hát tự đặt lời và truyền miệng qua nhiều thế hệ, thể hiện đời sống lao động và sinh hoạt của người Dao. Hãy cùng GHD tìm hiểu và nghiên cứu và lối hát này qua bài viết dưới đây.

Dân ca Páo Dung được người dân tộc Dao sáng tác trong đời sống lao động và sinh hoạt. Lời ca thể hiện tâm tư, tình cảm và khát vọng của người dân tộc về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Páo dung đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

nét văn hóa độc đáo của người Dao
nét văn hóa độc đáo của người Dao

Một điểm đặc biệt của hình thức hát này là hát không có nhạc đệm, bài hát được thể hiện một cách ngẫu hứng, tự nhiên bằng chính cảm xúc của người hát. Chính điều này đã đem đến cho làn điệu Páo dung một giai điệu nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình.

Páo dung thường được sử dụng trong các nghi lễ như lễ cấp sắc, đám ma, cúng Bàn Vương, cúng trẻ ốm,…. những hình thức tổ chức mang tính gia đình, dòng họ và thường do thầy cúng chủ trì.

Hát Páo dung
Hát Páo dung

Tuy nhiên, hát Páo dung mới được các nghệ nhân hát trong các buổi liên hoan văn nghệ, giao lưu văn hóa và được biểu diễn trong các lễ hội do chính quyền tổ chức.

Páo dung gồm các loại hình hát sau:

  • Páo dung sinh hoạt: là hình thức chủ yếu trong kho tàng của người Dao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phản ảnh cuộc sống của người đồng bào. Loại hình này gồm: hát giao duyên, hát ru, hát đồng dao, hát than,…
  • Hát giao duyên: hình thức hát này là phương tiện chủ yếu để bày tỏ tiếng lòng của các chàng trai, cô gái người Dao. Hát giao duyên thường được trai chưa vợ, gái chưa chồng hát để làm quen và tìm hiểu nhau.
  • Hát trong nghi lễ tín ngưỡng – phong tục: các bài hát này thường được dùng để biểu diễn trong các nghi lễ tín ngưỡng của người Dao như lễ cưới, đám ma, lễ cấp sắc, cúng Bàn Vương. Các bài hát trong đây thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng, kính trọng với các vị thần, tổ tiên.
  • Hát lao động:gồm các bài hát ca ngợi lao động sản xuất, phản ánh đời sống trước đây của đồng bào.
Hát Páo dung lao động
Hát Páo dung lao động

Hát Páo dung có lịch sử phát triển lâu đời, là hình thức nghệ thuật dân gian chính của người Dao, thể hiện tình cảm sâu sắc và tâm hồn giản dị của họ.

Các làn điệu dân ca có tác dụng cổ vũ tinh thần, khích lệ động viên người đồng bào trong cuộc sống khó khăn. Loại hình hát này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn văn hóa dân gian, tạo nguồn cảm hứng cho các tác phẩm âm nhạc, ca khúc, ca ngợi biểu diễn sân khấu.

Với những giá trị tinh thần và văn hóa mang lại, Hát Páo dung của người Dao được Bộ Văn hóa và du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xem thêm:

 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết