Di sản vật thể

Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải “Biểu tượng 2 miền Nam Bắc”

Không chỉ là nơi từng phải oằn mình gánh chịu bom đạn khốc liệt của Mỹ. Khu vực đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải còn là nhân chứng lịch sử. Từng mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam – Bắc ròng rã hơn 20 năm trời. Nơi đây là biểu tượng cho ý chí và khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Cầu Hiền Lương

Cầu Hiền Lương nối liền QL.1A, bắc qua sông Bến Hải tại km 735 thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Là ranh giới giữa hai huyện Gio linh và Vĩnh Linh.

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1928. Cầu do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng chung tay xây dựng lên. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m.

Đến năm 1952, Pháp cho xây lại cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, rộng 4m. Trụ cầu làm bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, hai bên lan cao 1,2m.

Toàn cảnh cầu Hiền Lương - sông Bến Hải
Toàn cảnh cầu Hiền Lương – sông Bến Hải

Quảng Trị di tích đặc biệt Quốc gia

Sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết vào ngày 20/07/1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc. Lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) chọn làm giới tuyến quân sự. Khi đó, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải cũng bị chia thành 2 phần thuộc 2 miền và được sơn 2 màu. Nửa cầu thuộc miền Nam (bờ Nam) màu vàng; nửa cầu thuộc miền Bắc (bờ Bắc) màu xanh, ranh giới giữa 2 phần cầu là một vạch màu trắng kẻ ngang rộng 1cm.

Cầu Hiền Lương bị đánh sập bởi bom Mỹ vào năm 1967. Lúc này cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã trở thành “biểu tượng” về sự chia cắt đất nước thành 2 miền Bắc – Nam.

Nhằm bảo tồn chứng tích lịch sử cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã phục dựng cầu hiền lương dựa trên bản thiết kế chiếc cầu Hiền Lương do Pháp xây vào năm 1952. Đặc biệt, lan can cầu còn được sơn 2 màu xanh, vàng nhằm mô tả chiếc cầu Hiền Lương trong thời kỳ chiến tranh đất nước vẫn còn bị chia cắt.

Đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 rực rỡ trước ngày hội thống nhất
Đôi bờ Hiền Lương – Vĩ tuyến 17 rực rỡ trước ngày hội thống nhất

Di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải

Đồn công an Hiền Lương

Đồn nằm sát mố cầu ở bờ bắc sông bến Hải. Công trình gồm 3 khu nhà A.B và C tạo thành hình chữ V. Khu nhà A (nhà liên hiệp) được xây dựng theo kiểu nhà sàn, mái lợp ngói, có lắp đặt hệ thống cửa kính. Đây từng là nơi để họp và tiếp đón khách. Khu nhà  B được làm bằng gỗ, mái lợp tranh, đây cũng chính là nơi ở của các chiến sĩ công an giới tuyến. Khu nhà C dùng làm kho hậu cần, nhà ăn.

Cột cờ Hiền Lương

Từ năm 1954 – 1967, khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương đã diễn ra cuộc “chọi cờ” (hai bên thi dựng cột cờ xem cột cờ bên nào cao hơn). Cuối cùng phần thắng thuộc về cột cờ ở khu vực đồn công an Hiền Lương, thuộc bờ bắc. Cột cờ được làm bằng thép ống, xây dựng vào năm 1962.

Cột cờ có tổng chiều cao 28m, được làm bằng 6 đoạn thép ống, liên kết với nhau. Trên thân cột cờ có gắn các thanh thép, hình chữ nhật để làm thang. Cột cờ có lắp hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, xung quanh là hình ảnh mô tả thời kỳ cách mạng.

Cột cờ ở bờ Bắc hiện tại
Cột cờ ở bờ Bắc hiện tại

Đồn Công an Cửa Tùng

Đồn Công an Cửa Tùng thuộc doanh trại Đồn Biên phòng 204. Ngoài chức năng dùng để làm việc, lưu trú, khu vực này còn phục vụ mục đích an ninh quốc gia. Tại đây có nhà truyền thống trưng bày 92 bức ảnh, 60 hiện vật liên quan trực tiếp đến lịch sử đấu tranh cách mạng của các cán bộ, chiến sĩ đồn công an Cửa Tùng và các đồn khác nằm dọc theo bờ bắc sông Bến Hải từ năm 1954 – 1967.

Các kiến trúc ở sông Bến Hải

Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”

Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”: được xây ở bờ Nam, gồm 2 gian. Gian khánh tiết là nơi đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và gian trưng bày 53 tài liệu hiện vật liên quan trực tiếp đến các cuộc chiến đấu của quân và dân ta, ở đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Các tài liệu, hiện vật được chia theo 4 chủ đề: Hiệp định Giơ Ne Vơ và tuyến quân sự tạm thời; Tinh thần không khuất phục của người dân Vĩnh Linh và cuộc chiến đấu bảo vệ địa đầu giới tuyến; Nhân dân vùng Nam, vĩ tuyến 17 với cuộc đấu tranh vì “khát vọng thống nhất đất nước”; Vĩ tuyến 17 sau giải phóng Quảng Trị năm 1972.

Loa phóng thanh với công suất 500W
Loa phóng thanh với công suất 500W

Đặc biệt tại đây còn lưu giữ phiên bản phục chế loa phóng thanh với công suất 500W. Do Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng ở bờ bắc trước đây. Tận mắt chiêm ngưỡng chiếc loa này, phần nào du khách sẽ mường tượng được cuộc “đấu loa” ở đôi bờ sông Bến Hải từ năm 1954 – 1965.

Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”

Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”: với diện tích lên đến 2.700m2, gồm hai phần. Phần đế được ghép từ nhiều khối đá có kích thước khác nhau, được khắc phù điêu. Phần tượng đài được làm bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa với bố cục: Phía trước gồm hai tượng bà mẹ (cao 7.70m) và em bé cao (5.50m) đứng sát nhau. Nhằm mô tả hình ảnh người vợ và người con ở phía Nam đang đau đáu nhìn sang phía Bắc khi họ không thể qua sông để gặp chồng, cha và người thân trong những năm tháng đất nước bị chia cắt. Phía sau là cụm tượng làm nền, mô tả hình ảnh những chiếc lá dừa nước.

Tượng đài "Khát vọng thống nhất"
Tượng đài “Khát vọng thống nhất”

Sông Bến Hải

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy dài trên địa hình gần 100km, chạy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng.

Các bến đò trên Sông Bến Hải

Bến đò Cửa Tùng

Bến đò Cửa Tùng (bến đò A): thuộc khu vực bãi biển Cửa Tùng (thị Trấn Cửa Tùng). Đây là nơi neo đậu của tàu, thuyền chuyên chở cán bộ hoạt động từ những năm 1954 – 1975. Hiện nay, bến đò được quy hoạch trong khuôn viên có diện tích 187.6m2, với hệ thống tường rào bao quanh. Bia đài tưởng niệm di tích bến đò A gồm hai phần: bệ đài và tổ hợp kiến trúc nghệ thuật, làm nổi bật hình ảnh những con thuyền vượt qua sóng gió để chuyên chở các cán bộ, bộ đội qua sông với khát vọng ngày thống nhất đất nước.

Nửa cầu thuộc miền Nam màu vàng; nửa cầu thuộc miền Bắc màu xanh
Nửa cầu thuộc miền Nam màu vàng; nửa cầu thuộc miền Bắc màu xanh

Bến đò Tùng Luật

Bến đò Tùng Luật ( bến đò B): trước đây, bến đò này kéo dài trên một đoạn sông chừng 150m ở bờ Bắc bờ sông Hiền Lương, thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang. Đây là một trong những điểm neo đậu bí mật của tàu, thuyền làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ, bộ đội, thương binh, dân công và vũ khí đạn dược sang bờ Nam. Đây là một trong những địa điểm xuất phát chính của tuyến vận tải chi viện cho đảo Cồn Cỏ.

Cụm di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1986 và Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Xem thêm:

Trên đây, là toàn bộ lịch sử về Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải “Biểu tượng 2 miền Nam Bắc”. Qua bài viết trên chúng ta biết được rằng Việt Nam ta đã vất vả như nào để dành lại thống nhất đất nước. Mọi người hãy yêu và bảo vệ đất nước Việt Nam nha!

Nếu du khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin địa điểm du lịch nào thì đừng ngại nhấc máy gọi cho GHD qua HOTLINE: 0943.348.010 – 0983.766.345 để được hỗ trợ dịch vụ tốt nhất nhé!

Tin Liên Quan

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Xem chi tiết
Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Xem chi tiết