Di sản phi vật thể

Lễ hội Bình Đà – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bình Đà là di sản phi vật thể quốc gia được tổ chức từ 1 – 6/3 Âm lịch hàng năm ở làng Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội nhằm tưởng nhớ công đức của Lạc Long Quân. Hãy cùng GHD tìm hiểu về lễ hội này qua bài viết dưới đây. 

Bình Đà là một làng Việt cổ, vẫn giữ được nét cổ kính và truyền thống văn hóa của người Việt xưa tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội 40 km về phía Tây Nam.

Hội Bình Đà được tổ chức từ ngày 26 tháng 2 đến mùng 6 tháng 3 Âm lịch.

  • 26/2 là ngày giỗ Thành hoàng Linh Lang Đại Vương
  • 6/3 là ngày giỗ Đức Thánh tổ Lạc Long Quân

Hội Bình Đà được coi là lễ hội lớn nhất vùng và cả nước, kéo dài trong suốt 6 ngày với hàng loạt các nghi lễ trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính của người dân.

Hội Bình Đà
Hội Bình Đà

Lễ hội Bình Đà hấp dẫn khách thập phương phần nhiều có lẽ từ kiến trúc cổ, xưa cũ của người Việt. Du khách muốn đến để tham quan khuôn viên của ngôi đền mà trước kia Lạc Long Quân đã hóa thân tại đó, để xem những dấu tích còn lại của một thời mở cõi khai hoang, mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử.

Đây là một trong những ngôi đền cổ nhất Việt Nam, đền Nội Bình Đà hiện nay còn lưu giữ nhiều cổ vật quý có giá trị lâu đời. Nổi bật là bức phù điêu trên 1000 năm tuổi, độc nhất vô nhị đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015 và được bảo tồn cho đến ngày nay. Bức phù điêu là tạc hình Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu.

Bình Đà là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam
Bình Đà là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Ngoài những cổ vật nổi tiếng thì Bình Đà hiện nay vẫn lưu giữ được các cây quéo cổ thụ, ao sen, giếng ngọn, nhà bia, miếu ông là các chứng tích cổ của lịch sử văn hóa và đời sống của người dân.

Thể hiện sự tôn kính của người dân với Lạc Long Quân
Thể hiện sự tôn kính của người dân với Lạc Long Quân

Lễ hội Bình Đà là một môi trường văn hóa đã tồn tại từ nhiều thế kỷ. Đây là không gian văn hóa góp phần quan trọng tăng cường gắn kết cộng đồng và tạo môi trường giáo dục về lịch sử, văn hóa cho thế hệ sau.

Từ những biểu tượng được tái tạo thông qua thực tiễn trong lễ hội, một loạt các tầng văn hóa đã được thể hiện, từ nền văn hóa lúa nước năm đến dấu vết văn hóa tín ngưỡng với những nghi lễ, phong tục, tập quán cổ xưa góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa được lưu giữ từ cư dân nông nghiệp qua hàng ngàn năm.

Với những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt với người dân địa phương thì Lễ hội Bình Đà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. 

Xem thêm:

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết