Di sản phi vật thể

Lễ hội Đền Trần – Nghi lễ khai ấn ở Nam Định

Lễ hội đền Trần hay còn gọi là gọi là lễ khai ấn đền Trần, là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Vậy lễ hội này có gì đặc sắc, cùng GHD tìm hiểu thông qua bài chia sẻ ngay sau đây nhé. 

Lễ hội Đền Trần - Nghi lễ khai ấn ở Nam Định
Lễ hội Đền Trần – Nghi lễ khai ấn ở Nam Định

Nó là một tập tục có từ thế kỷ XIII, tức năm 1239 của triều đại nhà Trần. Nhưng trải qua nhiều năm, ấn cũ đã không còn. Lễ hội này là của một triều đại kéo dài và hùng mạnh nhất lịch sử phong kiến với 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên đầy hiển hách. Đây là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn của nhà vua để tế trời. Qua đó thể hiện lòng thành kính, biết ơn non sông, cha ông.

Tương truyền, khi đánh thắng quân Mông Nguyên, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công cho các quan lại. Kể từ đó, khi đến ngày này, các vua Trần lại mở tiệc khai ấn để tế trời đất, tổ tiên. Mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Đền Trần - Nam Định
Đền Trần – Nam Định

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm tại phố Lộc Vượng, Nam Định. Những ngày này,du khách có thể đến nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.

Ấn có hình vuông, được làm bằng gỗ và chế tạo vào thời nhà Nguyễn những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ở hai mặt Đông – Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng. Ở mặt phía Nam của viền ấn có khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương”. Trần miếu tự điển thể hiện cho nội dung của điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu của nhà Trần. Xét trong phạm vi dòng họ Trần ở làng Tức Mặc.

14 cụ cao niên đóng dấu khai ấn
14 cụ cao niên đóng dấu khai ấn

Theo như kế hoạch, vào đêm 14 tháng Giêng, ban tổ chức sẽ thực hiện nghi lễ khai ấn. 14 cụ cao niên phường Lộc Vượng cùng với đại diện các ban ngành đoàn thể vào nội cung và chứng kiến nghi lễ cũng như đóng dấu khai ấn. 14 cách ấn bằng giấy màu vàng sẽ được các Trưởng từ đền Trần cất giữ và dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng.

Sau khi khai ấn sẽ mở cửa để cho du khách vào lễ đầu năm. Vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ chính thức phát ấn cho nhân dân và du khách.

Tích phúc vô cương
Tích phúc vô cương

Mặc dù lượng khách đổ về đây là rất lớn, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là của Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải giữ gìn phẩm chất đạo đức,tích phúc cho tốt. Phúc đức càng dày thì hưởng lộc càng bền vững.

Đó chính là ý nghĩa sâu sắc nhất của việc ban ấn. Do đó, nếu một người cầm ấn mà không hiểu ý nghĩa của ấn hoặc hiểu sai ý nghĩa của ấn thì ấn đó cũng không có giá trị gì cả.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về lễ hội đền Trần mà GHD muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị cho gia đình, bản thân một chuyến đi đến lễ hội thật trọn vẹn và ý nghĩa. 

 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết