Di sản phi vật thể

Lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Lễ Pút tồng của người Dao đỏ là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người đồng bào. Lễ Tết nhảy là hình thức biểu diễn chính thức của người Dao đỏ trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 

Sự ra đời của lễ Pút tồng

Sự ra đời của Tết nhảy gắn với một số truyền thuyết về cuộc di cư của người Dao.

  • Xa xưa khi đến Việt Nam, người Dao cất giữ linh hồn tổ tiên ở cánh tay. Lúc qua sông, họ không thể bỏ lại tổ tiên nên khi đến vùng đất mới họ đã lập bàn thờ thờ cúng tổ tiên bằng một pho tượng nhỏ và thanh kiếm. Từ đó về sau thì dịp đầu năm, người Dao đỏ sẽ tổ chức lễ Pút tồng để tắm gội cho tổ tiên, chuẩn bị đón chào năm mới với sự biết ơn thế hệ đi trước và cầu chúc một năm mới bình an và ấm no.
  • Một truyền thuyết khác là người Dao trong quá trình vượt biển đến Việt Nam thì gặp bão lớn. Họ đã cầu sự phù hội của Bàn Vương và khi đến đất liền, để tưởng nhớ công ơn của thần thì người Dao đã thực hiện nghi lễ Pút tồng.
Pút tồng thể hiện lòng biết ơn của người Dao đỏ với tổ tiên
Pút tồng thể hiện lòng biết ơn của người Dao đỏ với tổ tiên

Nghi lễ Pút tồng thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới theo Âm lịch. Nghi lễ tổ chức thường chức ở gia đình trưởng họ, và đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nên việc chuẩn bị và thực hiện cần chủ bị khá lâu, chu đáo và nghiêm túc. Trưởng tộc Dao thường đứng ra lo liệu tất cả, cả phần lễ vật và đạo cụ.

Nghi lễ gồm 11 bước và hầu hết đều được thực hiện qua các bước nhảy, múa. Các điệu nhảy, múa được thực hiện liên tiếp nhau trong suốt tiến trình nghi lễ, phần cầu khấn được thực hiện trong các đội nhảy.

Nghi lễ gồm 11 bước được diễn ra liên tục
Nghi lễ gồm 11 bước được diễn ra liên tục

Khi nhảy múa thì họ luôn miệng ca ngợi thần linh và thể hiện sự cảm ơn sâu sắc với tổ tiên, thần thánh.

Âm nhạc và ngôn từ trong điệu nhảy cũng được chú trọng. Nhạc cụ sử dụng là trống, thanh la, não bạt. Âm nhạc không có sự bó buộc nào chỉ là thể hiện theo cảm xúc, tiết tấu nhanh, chậm khác nhau. Sự hòa quyện giữa âm nhạc và múa rất tự nhiên, tạo nên sự sống động trong màn biểu diễn.

Nghi lễ Tết nhảy có ý nghĩa rất quan trọng  trong đời sống người Dao đỏ và là mối liên hệ giữa cõi âm và cõi dương. Việc thực hiện nghi lễ giúp người sống xoa dịu nỗi đau mất người thân, củng cố niềm tin vào cuộc sống.

Điệu nhảy trong lễ hội Pút tồng
Điệu nhảy trong lễ hội Pút tồng

Ở Pút tông tích hợp các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như múa, nhạc, lời văn và quan trọng nhất là các nghi lễ, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Dao đỏ.

Các điệu múa chính là yếu tố tạo nên bản sắc độc đáo của nghi lễ Putong, tạo nên sự giao tiếp giữa người phàm với thần linh và dẫn dắt người Dao đỏ tìm thấy sức mạnh, niềm tin vào cuộc sống và truyền thống của dân tộc.

Xem thêm:

Với những giá trị đó thì nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ tại Lào Cai đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ năm 2013.

 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết