Di sản phi vật thể

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của người dân Đảo Lý Sơn

Đảo Lý Sơn là một một đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quãng Ngãi, cách đất liền 18 hải lý. Nó bao gồm đảo Lớn (Cù lao Ré), đảo bé (Cù lao Bờ bãi) và hòn Mù Cu. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa xưa tổ chức “cúng việc lề” tạị đình làng vào 15, 16 tháng 3 Âm lịch.

Đảo Lý Sơn có 3 xã là An Hải, An Vĩnh và An Bình. Có thể nói, lịch sử bảo vệ chủ quyền với 2 quận đảo Hoàng Sa và Trường Sa của dân tộc ta được viết lên lên bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ tráng đinh của 2 làng An Vĩnh và An Hải trong cửa biển Sa Kỳ.

Nghi lễ đọc văn tế
Nghi lễ đọc văn tế

Những tráng đinh ở nơi đây chính là những anh hùng vô danh, mãi mãi lưu truyền trong tâm trí của người Quảng Ngãi hôm nay và cả mai sau. Trong điều kiện phương tiện thô sơ và luôn phải đối diện với nguy cơ “một đi không trở lại” , đã hình thành vô số những câu hát dân gian Lý Sơn. Chúng đều được lưu truyền cho thế hệ mai sau. Để nhắc về một thời bi hùng oanh liệt trong trang sử bảo vệ chủ quyền cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi lẽ một đi không trở lại nên người dân trên đảo đã lập mộ kiểu chiêu hồn nhập cốt cho các đội Hoàng Sa đã bỏ mình trên biển. Chúng làm bằng đất sét giả cốt để con cháu tưởng niệm thờ cúng. Hiện nay có Cai đội Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật và một số đội khác. Đồng thời phối thờ họ ở di tích Âm tự linh, đình làng An Vĩnh và một số dinh, miếu thờ khác.

Nghi lễ thả thuyền tế ra biển
Nghi lễ thả thuyền tế ra biển

Đến nay, người dân đảo Lý Sơn vẫn lưu truyền câu ca:

” Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ba khao lề thế lính Hoàng Sa”

Tương truyền, mỗi người lính đội Hoàng Sa trước khi ra khơi đều phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây để nếu không may bỏ mạng trên biển thì dùng để bó xác và thả xuống biển. Do đó, nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa – cũng thế cho người sống để cầu mong cho người đi được bình an trở lại.

Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy hoặc bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, xong đặt hình nộm lên để giả làm những đội binh đem tế tại đình xong thả xuống biển. Để mong đội thuyền sẽ chịu rủi ro thay người lính đội Hoàng Sa. Đồng thời tạo niềm tin cho người lính hoàn thành nhiệm vụ.

Đua thuyền Tứ Linh
Đua thuyền Tứ Linh

Để chuẩn bị cho lễ khao lề, người ta chuẩn bị 5 mô hình thuyền, các vật phẩm tế lễ, các bài vị của cai đội Hoàng Sa và binh linh trong đội, bài vị của vị thần cai quản biển cả. Lễ khao lề được tổ chức tại đình làng  và do các tộc họ cùng thầy pháp thực hiện. Ông cả làng và các chức sắc trong làng tham gia bồi tế cùng sự tham gia của hàng nghìn người  dân trong huyện và du khách.

Người ta chuẩn bị 3 ban thờ đặt đồ tế như thịt heo, gà, muối, bánh khô, bài vị,… Trước ban thờ mô hình thuyền câu. sau khi thầy pháp thực hiện các nghi thức bắt ấn trừ tà, làm phép để an vị vong linh chiến sỹ, sau là nghi lễ đọc văn tế. Sau là các nghi thức thả thuyền tế ra biển. Cuối cùng kết hợp với các sinh hoạt văn hóa: hội hoa đăng, hát bội, múa lân, lễ rước và lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống.

Xem thêm:

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Góp một phần phản ánh lịch sử bảo vệ chủ quyền trên biển Đông, truyền thống yêu nước, bảo tồn giá trị của cha ông để lại và giáo dục thế hệ con cháu Lý Sơn. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết