Di sản phi vật thể

Nghề làm gốm của người Chăm – Bình Thuận

Nghề làm gốm của người Chăm ở Bình Thuận là một trong những ngành nghề thủ công có từ lâu đời. Tuy nhiên, ngay cả những nghệ nhân làm gốm lâu đời cũng không không rõ về nguồn gốc của nó. Chỉ biết rằng, nó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng cồng người Chăm. 

Nghề làm gốm của người Chăm - Bình Thuận
Gốm của người Chăm – Bình Thuận

Bình Thuận có 26 thôn nhưng chỉ có người dân thôn Bình Đức là có kỹ thuật với tay nghề cao được lưu truyền từ nhiều đời. Quy trình làm gốm cũng bao gồm nhiều khâu, công đoạn kết nối với nhau.

Đầu tiên là chọn đất và lấy đất. Loại đất sét được chọn làm gốm là loại đất có màu vàng nhạt, độ dẻo và mịn vừa phải. Chúng không được lẫn nhiều sạn hay sỏi nhỏ. Chỗ lấy đất cách thôn Bình Đức khoảng 3km về hướng Tây Bắc. Thường thì đất sẽ được lấy vào mùa nông nhàn, mùa khô, khoảng tháng một đến tháng hai âm lịch hàng năm.

Công cụ lấy đất bao gồm cuốc, xẻng, cuốc chim, xà beng và thúng. Trước đây người ta dùng xe trâu để vận chuyển, nhưng hiện nay đã được thay thế bằng xe cơ giới.

Sau khi có đất, người làm gốm sẽ đập, ủ, pha trộn và nhào nặn đất. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiệu suất của sản phẩm sau khi nung. Thường thì họ sẽ lấy lượng vừa đủ và sử dụng hết trong ngày, ít khi để dư đến hôm sau.

Nghệ nhân chế tác thường là các phụ nữ Chăm
Nghệ nhân chế tác thường là các phụ nữ Chăm

Người làm gốm là các phụ nữ Chăm. Họ không dùng bàn xoay mà dùng các công cụ đơn giản theo phương pháp truyền thống. Bao gồm một chiếc bàn kê và một miếng vải thô nhỏ. Nếu là đồ gốm có kích thước lớn thì thao tác trên sân phẳng và do nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

Khi làm gốm, nghệ nhân sử dụng cát trắng dải bên dưới đất sét để chống chính. Sau đó, hơi khum người, hai chân dịch chuyển quanh bàn kê để tạo dáng. Họ sử dụng đôi tay thành thạo của mình để tạo nên các dáng cơ bản. Khi đã định hình xong, họ dùng một vòng tre mỏng vuốt lên bề mặt để tạo độ đều và láng mịn. Sau đó dùng một miếng vải thô nhúng nước thổ hoàng để vuốt cho bề mặt trong và ngoài láng mịn. Cứ như vậy sửa đến khi hoàn thành sản phẩm.

Gốm ướt sẽ được để khô tự nhiên ở nơi có bóng mát. Ngoại trừ các loại hỏa lò có thể phơi nắng hoặc gió. Độ ráo sẽ ảnh hưởng đến khâu chỉnh hình về sau. Các nghệ nhân sử dụng công cụ để làm đều gốm trong và ngoài, đồng thời tạo sự tròn đều cân đối cho sản phẩm. Sau khi xong sẽ để chỗ khô ráo, lấy nilon phủ kín để sản phẩm không bị khô.

Các đồ gốm lớn thường do các nghệ nhân cao tuổi có tay nghề thực hiện
Các đồ gốm lớn thường do các nghệ nhân cao tuổi có tay nghề thực hiện

Gốm của người Chăm được nung lộ thiên. Một lần nung là có vài trăm sản phẩm. Việc nung gốm diễn ra quanh năm, có khi là nhiều nhà nung chung một lần. Số lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến thời gian nung. Nếu là 1500 – 2000 sản phẩm thì mất 2h để nung chín. Nếu số lượng càng ít thì thời gian nung càng nhanh.

Khi nung cần tuân theo một số nguyên tắc như sắp xếp theo hướng gió, góc độ, gần nguồn nước,… Những nghệ nhân có kinh nghiệm sẽ nung ra sản phẩm có màu đỏ hồng tươi tắn, thỉnh thoảng điểm xuyết một vài điểm nâu trên thân như da báo.

Sản phẩm gốm của người Chăm có giá thành rẻ, nhiều kích cỡ và chủng loại. Chúng có thể chia làm hai loại:

  • Đồ nấu ăn: trã, nồi, ấm, khương,…
  • Đồ đựng: lu đựng gạo, chum lớn, chum nhỏ, chậu,…

Xem thêm:

Có thể nói nghề làm gốm của người Chăm bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Nó thể hiện qua các kỹ thuật chế tác gốm, không dùng bàn xoay, nung lộ thiên. Chúng tạo a các sản phẩm độc đáo cùng nhiều dấu ấn lịch sử. Cũng vì thế mà vào năm 2012, nghề thủ công độc đáo này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết