Di sản phi vật thể

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô – nét văn hóa độc đáo

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô  – Hà Giang được truyền qua nhiều thế hệ và lưu truyền đến ngày nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của đồng bào dân tộc Lô Lô. 

Hãy cùng GHD giới thiệu cho bạn nét đặc trưng của lễ cúng tổ tiên này qua bài viết dưới đây. 

Theo phong tục của người đồng bào Lô Lô thì gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước  hồn lên bàn thờ để thờ cúng. Bàn thờ thường được lập ở sát vách gian giữa, đối diện cửa chính và có những hình nhân bằng gỗ, được cài hoặc cắm trên bàn thời tượng trưng cho linh hồn tổ tiên.

lễ cúng truyền thống của người đồng bào dân tộc Lô Lô
lễ cúng truyền thống của người đồng bào dân tộc Lô Lô

Trong năm vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, người Lô Lô tổ chức lễ cúng tổ tiên. Trong nghi lễ bắt buộc phải có thầy cúng đóng giả làm ma nhạy điệu truyền thống. Theo quan niệm của họ thì ma cỏ là nguồn gốc của tổ tiên nên muốn tổ tiên về thì cần có ma cỏ dẫn đường, là cầu nối giữa âm thế và trần gian. Đây là một trong những nghi lễ độc đáo nhất của người dân tộc Lô Lô – Hà Giang.

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô được chia thành 3 phần chính là lễ hiến tế, kễ tưởng nhớ và lễ tiễn đưa tổ tiên.

Lễ hiến tế

Mở đầu của lễ cúng là lễ hiến tế với việc thầy cúng chính sẽ làm thủ tục cúng trước sự chứng của các thành viên trong dòng họ và con cháu. Sau đó là nghi thức đánh trống. Nghệ nhân uống 2 chén rượu và nổi trống, những người phụ nữ trong nhà sẽ mặc trang phục truyền thống và nhảy theo nhịp trống.  Khi thầy cúng dứt lời thì gà luộc được mang lên bàn thờ để làm lễ chín. Lễ sống là con lợn được chọc tiết giữ sân.

Khi thầy cúng đọc lời khấn thì toàn thể trẻ em trong họ phải quỳ xuống, khoanh tay trước ngực và lắng nghe hết bài khấn. Điều này thể hiện sự kính trọng và thành tâm của con cháu với tổ tiên.

Nghi thức dâng lễ lên tổ tiên
Nghi thức dâng lễ lên tổ tiên

Lễ tưởng nhớ tổ tiên

Lễ tưởng nhớ tổ tiên được cộng động người Lô Lô trong bản nhảy điệu múa truyền thống thực hiện. Đoàn múa sẽ nhạy liên tục từ sáng đến chiều theo nhịp trống kèn.

Lễ tiễn đưa tổ tiên

Bắt đầu bằng tiếng trống đồng thì lễ tiễn đưa tổ tiên được diễn ra. Gia chủ sẽ đốt một đống lửa lớn giữa sân và thầy cúng sẽ bắt đầu làm lễ cúng đưa tiễn.

Lễ vật sau cúng sẽ được chế biến thành món ăn và thiết đãi bà con trong dòng họ giúp làm lễ.

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời của người Lô Lô. Nghi lễ  thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, gắn kết cộng đồng và gia đình. Đây là nghi lễ thiêng liêng, mang đậm nét truyền thống và bản sắc cho đồng bào Lô Lô.

Ngày nay, Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô được duy trì và phát triển như một phần của cuộc sống. Nhằm bảo tồn và phát huy thì Sở văn hóa và du lịch tỉnh Hà Giang đã đưa nghi lễ này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh.

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về nghi lễ truyền thống đặc trưng của người đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang. 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết