Di sản phi vật thể

Lễ hội tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội tháp bà Ponagar ở Nha Trang hay còn được gọi với cái tên khác là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà. Đây là một lễ hội truyền thống và đã được đưa vào mục một di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Lễ hội tháp Bà Ponagar Nha Trang
Lễ hội tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội diễn ra ở di tích lịch sử văn hóa quốc gia Tháp Bà Ponagar trên đồi Cù Lao. Tương truyền nữ thần Ponagar là mẹ xứ sở của người Chăm, tên gọi đầy đủ là Yang Pô Inư Nagar. Tuy nhiên không chỉ người Chăm mà người Việt và một số dân tộc thiểu số ở gần đó cũng tham gia.

Lễ hội diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bao gồm các nghi thức chính thức sau:

Địa điểm tổ chức: Tháp Ponagar
Địa điểm tổ chức: Tháp Ponagar

Lễ thay y

Tiến hàng đúng giờ Ngọ ngày 20/3. Chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa trái cây và khấn vái. Các thành viên khác thay phiên xếp đồ lễ trong dinh và cởi xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước tắm tượng được nấu từ rượu với nước và cánh hoa có mùi thơm. Tắm xong sẽ mặc cho Mẹ xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng. Xiêm y thay ra được giặt sạch và trưng bày. Nước và khăn tắm được người dân xin về để lấy phước hoặc tắm cho trẻ con,… với mong muốn trừ tà, gặp nhiều may mắn,…

Lễ thả hoa đăng

Diễn ra từ 19h đến 21h ngày 20/3. Nến và hoa được thả trên sông để cầu siêu cho các vong linh, với hơn 10 ngàn chiếc hoa đăng

Lễ cầu quốc thái dân an

Bắt đầu lúc 6h – 8h ngày 21/3 tại tháp chính để dâng Mẫu và bố thí cho các cô hồn. 

Nghi lễ tổ chức trong lễ hội
Nghi lễ tổ chức trong lễ hội

Tế lễ cổ truyền

Bắt đầu từ 4h – 6h ngày 23/3 do các cụ hào lão đình Cù Lao dâng nghi lễ theo nghi thức cổ truyền, rất trang nghiêm. 

Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương

Từ 6h – 9h ngày 23/3. Sân lễ dựng trước Mandapa (tiền đình) có mặt hướng vào điện thờ Đức Thánh Mẫu. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì tiền và một khay để hai roi chầu. 

Lễ Dâng hương tạ Mẫu

Bắt đầu vào lúc 23h – 24h ngày 23/3, mục đích chính là để dâng hương đăng lễ tạ Mẫu.

Các đoàn chuẩn bị lễ vật dâng lên Mẹ
Các đoàn chuẩn bị lễ vật dâng lên Mẹ

Múa Bóng và hát Văn

Bạn có thể bắt gặp nó bất cứ lúc nào trong lễ hội. Một mùa lễ hội có hơn 100 lượt đoàn vào tháp dâng lễ Mẫu, sau đó biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước tháp chính. Múa Bóng là một hoạt động đặc sắc trong lễ hội Tháp Bà. 

Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu

Diễn ra lúc 10h – 15h ngày 23/3. Nó dành cho các đoàn về dự lễ hội tháp Bà. Nước được lấy từ chùa Hang về để trong các vại đặt dưới Mandapa. Các đoàn cử người thi đội chum nước từ Mandapa rước nước lên tháp để dâng Mẫu. Mâm quả nào đẹp nhất được dâng lên Mẫu ở tháp chính, các mâm còn lại sẽ được dâng ở các tháp khác trong di tích Tháp Bà Ponagar.

Xem thêm: 

Lễ hội Tháp Bà Ponagar chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Đây cũng là cơ hội để trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ. Lễ hội này là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền Trung.

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết