Di sản phi vật thể

Lễ hội chọi trâu – nét đẹp văn hóa của người dân Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong những di sản văn hóa của người dân vùng biển Hải Phòng. Là một hình thức sinh hoạt văn hóa đã xuất hiện từ lâu và có riêng ở Đồ Sơn. Là một nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của cộng đồng người ở đây. 

Nguồn gốc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Không ai nhớ được lễ hội bắt đầu từ khi nào. Dân gian cũng truyền tai nhau nhiều thoại bản về lịch sử của lễ hội độc đáo này. Mặc cho xuất phát từ phiên bản nào, cứ đến ngày 9/8 âm lịch hàng năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội này. Và nó cứ diễn ra đều đặn như vậy cho đến hiện nay.

Lễ hội này đặc biệt ở chỗ nó kết hợp, giao thoa giữa nhiều cộng đồng địa phương. Khác với những lễ hội khác, nơi mà mỗi địa phương sẽ sáng tạo và gìn giữ một lễ hội riêng. Điều này hoàn toàn không đúng với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Nó có sự giao thoa của văn hóa nông nghiệp miền bắc. Tất cả đều chung mục đích cảm ơn các vị thần và cầu nguyện cho một năm quốc thái dân an.

Múa mở màn trước khi chọi trâu
Múa mở màn trước khi chọi trâu

Lễ hội này còn gắn với tục thờ thủy thần cùng nghi lễ chọi và hiến sinh trâu. Quan niệm nơi đây cho rằng mặt trăng có liên quan mật thiết đến thủy trình. Mà sừng trâu có hình cong lưỡi liềm, khá tương đồng với sừng trâu. Đôi sừng ấy trở thành biểu tượng cho mặt trăng khuyết, gắn với thần Độc Cước – vị thần mà người dân miền biển tôn thờ.

Trước đây, sau khi chọi trâu, con nào chiến thắng sẽ được mang lên thuyền rồi hất xuống biển để tế thần. Nhưng hiện nay, con trâu chiến thắng sẽ được mổ thịt để hiến tế thành hoàng làng. Họ lấy trâu làm vật tế, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng. Cầu cho ngư dân thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Chọn, nuôi và huấn luyện trâu

Thường là trước một năm, người dân nơi đây đã bắt đầu mua trâu để huấn luyện. Họ chọn những con đực để chống chọi lại cú húc, chịu đòn từ trâu đối phương. Sau đó là các đặc điểm như:

  • Da trâu đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, lông trên đầu vừa cứng vừa dày
  • Lưng trâu cần dày và phẳng
  • Háng trâu rộng, càng về phía đuôi càng nhỏ l
  • Sừng trâu phải có màu đen như mun, sừng bênh lên như hai cánh cung, cong như hình trăng khuyết. Ở giữa hai sừng có nhúm lông hình chóp trên đỉnh.
  • Mắt trâu phải đen, tròng đỏ.
Chọi trâu trong lễ hội
Chọi trâu trong lễ hội

Sau khi chọn được chú trâu ưng ý, họ sẽ tiến hành huấn luyện cho nó. Một số kỹ năng cần tập luyện cho chúng như

  • Chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
  • Vót sừng cho nhọn giúp tăng khả năng chiến đấu và sát thương.
  • Tập cho trâu làm quen với không khí ồn ào náo nhiệt từ trước.
  • Các động tác tự vệ như nhử, luồn sừng bẻ, đánh dập, miếng vồ.

Trường đấu

Trường đấu được chọn là đình tổng Đồ Sơn. Nó là bãi đất rộng, thoáng, bằng phẳng với diện tích khoảng 80 x 100m. Xung quanh có hàng rào chắn để đảm bảo an toàn. Phía bên trong sân có chỗ đứng cho trâu gọi là “xào xá”. Người dân sẽ đứng bao quanh sân đấu để theo dõi trận đấu.

Diễn biến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu có hai phần lễ và phần hội đan xen. Bắt đầu là lễ tế thần Điểm Tước được tổ chức ở đình Tổng. Rồi đến lễ rước nước có liên quan đến tục tế Thủy Thần. Chủ trâu là người làm lễ Thành Hoàng. Trong khi đó, vào 9/8 âm lịch phần hội sẽ được tổ chức. Từ 1 giờ sáng, chủ tế xin phép Thành Hoàng mang trâu đi thi đấu.

Mang con trâu chiến thắng đi tế thần
Mang con trâu chiến thắng đi tế thần

Trong đám rước, đội ngũ phương, chiêng, trống, kiệu, bát bửu đi đầu mang áo đỏ viền trắng, thắt lưng. Các bô lão, những người có chức sắc theo sau. Lễ rước vô cùng nhộn nhịp và huyên náo với các tiếng nhạc bát âm cùng tiếng cổ động của người dân xung quanh.

Tiếp đến 24 chàng trai khỏe mạnh chia làm hai hàng, trình diễn múa cờ. Với mong ước Thần Gió phù hộ mưa thuận gió hòa, thuyền bè ra khơi thuận lợi. Khi đã tìm ra con trâu thắng cuộc thì kết thúc lễ hội và làm lễ rước trở về.

Sáng ngày 10 tháng 8, trâu được đem giết thịt làm lễ vật tế thần ở đình. Theo tập tục, bát tiết trâu phải lấy một ít máu huyết để cúng thần sau đó đổ xuống ao để tiễn thần đi. Đến ngày 16/8, nghi thức “tống thần” được tổ chức, chính thức kết thúc lễ hội chọi trâu.

Xem thêm:

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong 15 lễ hội lớn nhất của cả nước với những nét văn hóa rất riêng. Có phải nó vô cùng độc đáo đúng không nào? Nếu bạn muốn tham gia lễ hội này để tận mắt xem chọi trâu thì đừng ngần ngại liên hệ với GHD nhé. 

Tin Liên Quan

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Xem chi tiết
Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Xem chi tiết