Di sản phi vật thể

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội truyền thống của người Pà Thẻn. Nó là một trong những di sản phi vật thể của dân tộc ta. Hôm nay hãy cùng GHD tìm hiểu về lễ hội độc đáo này bạn nhé!

Hình ảnh các học trò của thầy cúng tham gia nhảy lửa
Hình ảnh các học trò của thầy cúng tham gia nhảy lửa

Nhảy lửa, hay còn gọi là cầu lửa, thường được tổ chức vào ngày 16/10 âm lịch, khi mà mùa màng đã thu hoạch xong. Nó là một lễ hội độc đáo mang đậm nét Shamman giáo đầy sơ khai và huyền bí.

Nhảy lửa gắn liền với nghề thầy cúng, chúng tổ chức để thầy cúng nhận học trò và truyền nghề. Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng gọi là “Póc Quơ”, lễ hội nhảy lửa gọi là “Po dinh họn a tờ”. Thường thì lễ hội diễn ra theo từng họ. Họ nào tổ chức thì cùng nhau chuẩn bị lễ vật. Gồm có một con gà trống, một bát gạo, hương, một chai rượu và tiền giấy,… Thành viên khác chuẩn bị củi khô.

Thành phần trong lễ hội gồm có thầy cúng (Pác mân) và học trò (Tô thích). Trước kia hội nhảy lửa có 10  -12 học trò, tuy nhiên hiện nay số người làm thầy cúng không đông như trước nên chỉ còn 5 – 6 người nhảy.

Lễ hội bắt đầu lúc 8 giờ tối, mở đầu bằng thầy cúng thắp nến và bày lễ vật lên mâm cúng rồi thắp hương. Khi thầy ngồi vào ghế, một tay cầm que tre,  ột tay cầm chiếc vòng lắc Pà sán tầu vừa gõ que tre vào đàn Pàn dơ và lắc vòng. Khi ấy, thân hình rung lên theo từng nhịp gõ, miệng đọc bài cúng bằng tiếng Pà Thẻn.

Họ nhảy múa trong tiếng hò reo của mọi người
Họ nhảy múa trong tiếng hò reo của mọi người

Sau đó thầy cúng sai học trò nhóm lửa, thầy cúng sẽ cầm bát nước thơm vẩy 4 góc đống lửa và học trò. Khi quay về đàn cúng, tay tiếp tục gõ đàn và lắc vòng liên tục, miệng đọc bài cúng để xuất hồn lên trời tìm thần nhập vào các thanh niên.

Sau khi nhạc nổi lên, khoảng 20 – 30 phút sau, cơ thể họ bắt đầu rung lên, ánh mắt khác lạ. Người ta cho rằng đây là khi thần đã nhập vào những người đó. Sau đó, họ bắt đầu nhảy múa giữa đống lửa đỏ hồng với bàn chân trần và dùng tay bốc than vung lên. Ánh lửa phủ kín những người đó, có người còn nuốt lửa. Họ vẫy vùng trong ánh lửa giữa tiếng reo hò của mọi người. Khi một người kết thúc thì quay lại ngồi cạnh thầy cúng, sau đó lại một người nữa tiếp tục lao vào nhảy múa. Khi lửa tàn hẳn thì thầy cúng đọc bài tiễn ma về trời. Cầu thần phù hộ cho dân làng ấm no, mạnh khỏe và hẹn thần lửa cho lần sau. Điều bất ngờ là tất cả họ đều không cảm thấy đau hay cái nóng của lửa.

Lễ hội này đã có từ lâu và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó là bằng chứng về tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai. Là đại diện cho tộc người, bản sắc riêng của người Pà Thẻn. Đây cũng là lễ hội duy nhất của họ còn duy trì cho đến ngày nay.

Xem thêm: 

Như vậy là GHD đã giới thiệu cho bạn một lễ hội cực độc đáo của người dân tỉnh Hà Giang rồi. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã một phần hiểu hơn về nét đẹp của dân tộc. Đồng thời bảo tồn và phay huy những giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 

Tin Liên Quan

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI

Địa điểm du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn Thời gian … Đọc thêm » “Du lịch 5 ngày 4 đêm Trung Quốc :TRƯƠNG GIA GIỚI”

Xem chi tiết
Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)

Địa điểm tour du lịch Trung Quốc :THƯỢNG HẢI – CHU GIA GIÁC – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU – … Đọc thêm » “Tour du lịch Trung Quốc: Thượng Hải – Bắc Kinh (7N6Đ)”

Xem chi tiết