Di sản phi vật thể

Hát xoan Phú Thọ – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 

Hát Xoan là một trong những di sản của Vùng Đất tổ nói riêng và là khi tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Vậy bạn có biết gì về di sản văn hóa phi vật thể này. Cùng GHD tìm hiểu về nó thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hát xoan Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 
Hát xoan Phú Thọ – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Hát Xoan là một loại hình nghệ thuật dân ca nghi lễ, phong tục hay còn được gọi là hát cửa đình hay Khúc môn đình. Nó là một hình thức nghệ thuật đa yếu tố, gồm ca hát, mua phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. 

Hát Xoan được giải thích bằng nhiều huyền thoại trong thời vua Hùng dựng nước. Kể rằng Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, nghỉ chân ở quê Xoan Phù Đức, thấy trẻ chăn trâu hát múa. Vua Hùng rất thích nên đã dạy thêm. Từ ấy nó trở thành điệu múa của Vua Hùng và trẻ chăn trâu, đặt tên là điệu Xoan tiên.

Ngoài câu chuyện trên thì còn rất nhiều phiên bản khác của Hát Xoan. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nó xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, tức thời Hậu Lê. Nó mang âm hưởng văn chương và hình thức giống với thời kỳ Nhà Lê.

Hát Xoan gồm hát lễ nghi, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).
Hát Xoan gồm hát lễ nghi, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).

Hát Xoan gồm 3 chặng: hát lễ nghi, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).

– Hát nghi lễ gồm có Hát chào Vua, mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám.

– Hát quả cách gồm 14 bài: Kiều giang cách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồi liên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách; Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách. 

– Hát hội gồm nhiều bài, hát tự do phóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi là Bợm gái); Bỏ bộ; Xin huê – Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mó cá…

Ban đầu, gốc của Hát Xoan ở Phú Thọ. Về sau nó mở rộng ra các làng quê ở Sông Lô, Sông Hồng và cả tỉnh Vĩnh Phúc. Bốn phường Xoan cổ là An Thái,Phù Đức, Kim Đới và Thét. 

Trang phục khi biểu diễn
Trang phục khi biểu diễn

Âm nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đa dạng các loại hình hát. Từ hát nói, hát ngâm, ngâm thơ cho đến ca khúc. Lúc biểu diễn sẽ có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát lĩnh xướng và hát đối đáp. Sắc thái cúng đa dạng không kém. Nó vừa có giọng nghiêm trang, vừa có giọng thong thả. Lúc thì những giai điệu dồn đuổi mạnh mẽ, khi lại duyên dáng, trữ tình. 

Thông thường, hát và múa luôn kết hợp và đi cùng nhau. Điệu múa là minh họa cho những nội dung mà ca từ muốn thể hiện. Các tiết mục này thường theo thứ tự nhất định. Mở đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn nguyện, chúc tụng. Tiếp theo là phần hát cách. Sau là những tiết mục có tính chất dân gian với nội dung đậm chất trữ tình, dáng dấp bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân. 

Hát Xoan có tổ chức vô cùng chặt chẽ. Người hát Xoan thường sống theo chòm xóm hoặc tổ chức thành phường. Họ là một tổ chức văn nghệ nghiệp dư với người đứng đầu là ông trùm. Ông Trùm là người có kinh nghiệm xã giao và viết chữ để hát dẫn một số bài dài được chép bằng văn tự. Mỗi phường Xoan có khoảng 15  -18 người, nam là Kép, nữ là Đào. Nam mặc áo the, khăn xếp, quần trắng. Nữ mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, áo cánh trắng, yếm điều, thắt lưng bao, dải yếm nhiều màu, quần lụa, đeo xà tích. 

Xem thêm: 

Hát Xoan Phú Thọ hội đủ các yêu cầu cần thiết để được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hãy thử một lần đến Phú Thọ và thưởng thức loại hình âm nhạc cổ, kết hợp được yếu tố văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, độc đáo ở lời ca, giai điệu và làn điệu này nhé.

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết