Di sản phi vật thể

Nhã nhạc Cung đình Huế – Âm nhạc Cung đình Việt Nam

Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận. Nó là một loại nghệ thuật dành riêng cho vua chúa thời xưa. Nên được tôn lên làm Âm nhạc Cung đình của Việt Nam.

Nhã nhạc Cung đình Huế - Âm nhạc Cung đình Việt Nam
Nhã nhạc Cung đình Huế – Âm nhạc Cung đình Việt Nam

Nét đặc trưng của Nhã nhạc Cung đình Huế

Giá trị nghệ thuật

Tưởng chừng như chỉ là một loại nahcj mà thôi, nhưng nó mang trong mình một giá trị nghệ thuật độc đáo. Nhã nhạc kết hợp với múa cung đình Huế rất phong phú, đa dạng. Nhã nhạc bao gồm long, ly, quy, phượng, múa đèn hoặc múa quạt. Nó là một sự kết hợp tuyệt vời mang âm hưởng dân gian.

Truyền thống văn hóa của Việt Nam

Bắt đầu từ thế kỷ 13 và rất được ưa chuộng bởi triều đại phong kiến của những giai đoạn ấy. Cho đến tận bây giờ, nhã nhạc đã trở thành di sản của Việt Nam. Đóng góp một phần lớn vào việc gia tăng giá trị, vẻ đẹp truyền thống của đất nước. Đồng thời cũng đóng góp một phần lớn công sức trong việc đưa văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới.

Bảo tồn và phát huy giá trị

Có thể nói, đây chính là tài sản vô giá của dân tộc, được toàn thế giới tôn vinh và ghi nhận. Chính vì thế cần bảo tồn và phát huy truyền thống này là trách nhiệm của toàn bộ mọi người con trên đất nước.

Nhiều sự kiện cũng đã có sự góp mặt của nhã nhạc như lễ hội, ngoại giao, biểu diễn,… Bên cạnh đó, nhiều lớp học nhã nhạc được mở ra nhằm tiếp nối truyền thống cho những ai đam mê. Mục đích chính là kế thừa di sản văn hóa mà ông cha để lại.

Nhạc cụ và trang phục Nhã nhạc Cung đình Huế

Nhạc cụ và trang phục
Nhạc cụ và trang phục

Nhạc cụ nhã nhạc rất đa dạng với:

  • 26 nhạc cụ huyền nhạc
  • 42 nhạc cụ đại nhạc
  • Ti trúc tế nhạc gồm 8 nhạc công và 8 ca sinh

Về trang phục, mang âm hưởng cổ trang với nhiều kiểu dáng, màu sắc, họa tiết khác lạ. Chúng gây ấn tượng với người xem và thu hút ánh mắt của nhìn người bởi sự độc đáo, mới lạ của mình. Trước mỗi buổi biểu diễn, trang phục đều được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đem đến cho người thưởng thức những giây phút tuyệt vời nhất. Thấy được nét đẹp của bộ môn nghệ thuật nhã nhạc này.

Có thể xem Nhã nhạc Cung đình Huế ở đâu?  

Thông thường có 2 địa điểm bạn có thể thưởng thức nhã nhạc. Đó là Duyệt Thị Đường và Sông Hương

Thưởng thức nhã nhạc ở Duyệt Thị Đường

  • Địa chỉ: Khuôn viên Đại Nội Huế
  • Thời gian: Sáng 10h – 10h40; Chiều 15h – 15h40. Một tiết mục kéo dài khoảng 40 phút.
  • Giá vé: 200.000VNĐ/người

Duyệt Thị Đường là nhà hát có diện tích rộng 11.740m² và 1.182 m² được dùng để xây nhà hát. Ở đây đã sưu tầm và khôi phục 8 điệu múa cổ trong 11 điệu và 40 bài nhã nhạc. Mọi thứ ở đây đều cho bạn cảm giác như trở về thời xưa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham quan kiến trúc của nhà Nguyễn thời xưa.

Thưởng thức nhã nhạc ở Duyệt Thị Đường
Thưởng thức nhã nhạc ở Duyệt Thị Đường

Thưởng thức nhã nhạc trên sông Hương

  • Địa điểm: thuyền trên sông Hương
  • Thời gian: 18h, 19h, 20h hàng ngày
  • Giá vé: 100.000VNĐ/người

Bạn có thể nắm trọn vẻ đẹp xứ Huế khi trải nghiệm đi thuyền rồng ngắm cảnh. Cảnh sắc và âm nhạc du dương như hòa làm một, lên xuống theo từng làn sóng dập dềnh, lênh đênh như thể đang tô điểm cho cho khung cảnh thơ mộng nơi dòng sông Hương.

Xem thêm:

Nếu bạn chưa từng đến xứ Huế mộng mơ, hãy thử đến một lần để thưởng thức Nhã nhạc Cung đình Huế. Rồi cùng hòa mình vào những nốt nhạc trầm bổng, thả mình theo những giai điệu du dương. Hãy liên hệ ngay với GHD để có một trải nghiệm khó quên bạn nhé!

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết