Di sản phi vật thể

Trải nghiệm không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Năm 2005, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Là di sản phi vật thể thứ hai được tôn vinh là di sản thế giới sau Nhã nhạc Cung đình Huế. 

Trải nghiệm không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Trải nghiệm không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Lịch sử lâu đời của Cồng chiêng Tây Nguyên

Nó trải rộng khắp 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình nghệ thuật độc đáo này chính là cư dân các dân tộc Tây Nguyên. Có thể kể đến như Bana, Xê-đăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Gia rai… Có thể nói cồng chiêng gắn bó mật thiết với con người nơi đây. Nó là tiếng nói của tâm hồn, diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Loại hình này có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Bắt đầu từ khí cụ đá rồi đến khi thời đại đồ đồng phát triển mới có chiêng đồng… Từ thuở ban đầu, nó được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng. Cũng là biểu hiện của tín ngưỡng. Âm thanh ấy vang lên, hòa với non sông và thấm vào lòng người. Từ đó, nó sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội đều sử dụng tiếng cồng, tiếng chiêng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, nối kết những thế hệ.

Người Tây Nguyên quan niệm rằng ẩn trong mỗi chiếc cồng, chiêng là một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Do đó, cồng chiêng biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào ngày hội, tiếng cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng hòa quyện với cư dân nhảy múa uống rượu quanh ngọn lửa bập bùng đã tạo nên một Tây Nguyên rất thơ và lãng mạn. Đây cũng chính là cảm hứng cho nhiều áng văn thơ đậm chất Tây Nguyên.

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Âm thanh của cồng chiêng trong lễ hội
Âm thanh của cồng chiêng trong lễ hội

Tồn tại hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã phát triển đến một trình độ cao, rất đa dạng, phong phú. Hầu hết các buôn làng đều có những đội cồng chiêng phục vụ các dịp sinh hoạt cộng đồng. 

Mỗi vùng một sắc tạo nên những tiết tấu, hòa thanh rất phong phú. Mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc. Mỗi dân tộc lại có một cách dùng cồng chiêng để diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, con người nơi đây. Người Giarai có các bài chiêng Juan, Trum vang… Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu,… 

Âm thanh của cồng chiêng sẽ khiến trai gái trong buôn làng cuốn vào những điệu múa. Tạo nên một văn hóa sinh hoạt nổi vật của nhiều dân tộc Tây Nguyên. 

Cồng chiêng – Tiếng nói tâm hồn của con người Tây Nguyên

Cồng chiêng là tiếng nói tâm hồn con người nơi đây
Cồng chiêng là tiếng nói tâm hồn con người nơi đây

Cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc này từ lâu đã không còn là một giá trị nghệ thuật mà là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Nó không đơn thuần là nghệ thuật mà là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”.

Mọi cung bậc cảm xúc của con người Tây Nguyên đều được diễn tả qua tiếng cồng chiêng. Dù là niềm vui hay nỗi buồn, cồng chiêng luôn là nơi gửi gắm cảm xúc, lưu trữ và trân trọng nâng niu. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. 

Xem thêm:

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam và cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Hãy đến và trải nghiệm loại hình nghệ thuật này nhé. Chắc chắn âm thanh của nó sẽ khiến bạn khó cưỡng lại đấy.

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết