Di sản phi vật thể

Tục cúng việc lề – Nghi thức cúng truyền thống ở Long An

Tục cúng việc lề đã trở thành nghi thức cúng truyền thống ở Long An. Nó được hình thành trong quá trình khai phá, khẩn hoang vùng đất Nam bộ. Nó tương tự như giỗ hội, ngày hiệp kỵ tổ tiên của một dòng họ.

Tục cúng việc lề còn kết hợp với cúng cầu an, cúng đất và cúng thí thực. Nên ngoài cúng tổ tiên thì họ còn cúng Ngung Man Nương – chủ đất; thần liên quan đến ruộng đồng; cúng cô hồn – thí thực; ông bà tổ tiên – cầu an.

Tục cúng việc lề - Nghi thức cúng truyền thống ở Long An
Tục cúng việc lề – Nghi thức cúng truyền thống ở Long An

Việc cũng thực hiện theo từng dòng họ hoặc trưởng từng nhánh luôn phiên hàng năm. Thời điểm cúng thường là Tết Nguyên đán, theo âm lịch như dịp tảo mộ – 25 tháng Chạp; rước ông bà – 30 tháng chạp; kiếu ông bà – mùng 3 – 5 tháng Giêng; hạ nêu – mùng 7 tháng Giêng; thanh minh – tháng 3.

Trong lễ cũng, mâm cúng không bày trên bàn mà bày dưới đất. Đồ cúng gồm các món sau:

  • Cháo ám: cháo nấu với cá lóc chỉ đánh vảy, không chặt kỳ, vi, đuôi nhằm tưởng nhớ ngày khai hoang, khi điều kiện còn khó khăn. Mỗi nơi có một cách nấu khác nhau, có nơi nấu nhừ, nơi khác lại chỉ nấu đến khi hạt gạo vừa chín,.. có sự khác biệt này là do thức cúng của mỗi nơi, không liên quan đến khẩu vị.
  • Cá lóc nướng trụi: cá lóc để nguyên, cứ vậy đem nướng với lửa rơm
  • Bộ tam sên: thường là trứng vịt, thịt heo luộc, tôm. Mỗi loại 3 miếng, tôm 3 con. Tuy nhiên, có nơi lại là ba con ốc, ba con cua, ba con tép. Nơi khác lại là bảy con ốc, bảy con cua, bảy trứng vịt luộc,…
Người trong họ khấn tổ tiên
Người trong họ khấn tổ tiên

Bên cạnh đó còn có một số thức cúng khác như thịt phay, rắn nướng nguyên con, rắn luộc, gà luộc, gà quay, gỏi cá, miếng da trâu, da voi, cốm nổ, gạo, muối, bó củi, chai nước, vàng mã,… mang đặc trưng riêng của từng kiểu họ.

Về nghi thức, mỗi họ có quy ước riêng về ngày cúng, cách cúng nên dù lưu lạc xa quê hương cũng không hề thay đổi. Trước đây nó chỉ giới hạn trong nội bộ dòng họ, nhưng ngày nay đã có thay đổi nhưng tinh thần ấy lại không hề thay đổi. Thức ăn cúng được bày biện trên tấm nệm bằng, chiếu lác trải trước sân, ít khi cũng trong nhà và trên bàn.

Đồ đựng đồ cúng thường là lá sen, lá bông súng, lá chuối, bẹ chuối hoặc muống dừa. Đũa là nhành cây nhỏ, cọng lác hoặc cọng sậy. Muỗng được thay bằng cọng chuối hoặc miếng lá dứa gai. Nghi thức cũng này sẽ tái hiện lại cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của tổ tiên khi đi mở đất.

Nghi thức thả bè chuối vô cùng đặc biệt
Nghi thức thả bè chuối vô cùng đặc biệt

Một số dòng họ dùng nghi thức thả bè chuối vô cùng đặc biệt. Bè được làm bằng thân cây chuối kết thành chiếc ghe nhỏ với đầy đủ các bộ phận như bánh lái, cột buồm, cột chèo, cờ xí,… Phía trên bày các thức cúng, đặc biệt không thể thiếu muối, gạo, vàng mã cũng như hũ nước ngọt. Nếu không có sông rạch sẽ thả tượng trưng ở ngã ba đường.

Khi chuẩn bị lễ cúng xong thì chủ tế sẽ khấn báo tổ tiên, sau đó theo thứ tự trong gia đình lần lượt từng người cúi lạy. Sau cùng là bữa ăn cộng cảm của dòng họ với câu chuyện buồn vui lan truyền từ đời ông cha khai phá.

Xem thêm:

Tục cúng việc lề phản ánh một phần lịch sử trong công cuộc khai phá đất của người dân Long An và Nam bộ nói chung. Là dịp để người trẻ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn cũng như củng cố tình thân gia tộc, gắn kết cộng đồng, vun đắp tình yêu quê hương đất nước.

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết