Di sản phi vật thể

Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây

Đại lễ Kỳ yên diễn ra ở Đình Tân Phước Tây, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Hàng năm Đại lễ Kỳ yên được tổ chức để tưởng nhớ các bậc tiền bối đã khai phá lập nên xóm làng. Cũng như những người có công trong việc mở mang bờ cõi và cầu an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa.

Đình Tân Phước Tây
Đình Tân Phước Tây

Lễ cúng Kỳ yên có nguồn gốc từ miền Bắc, diễn ra từ 15 – 17 tháng chạp hàng năm. Cứ 3 năm lại tổ chức long trọng một lần với đầy đủ nghi thức, lúc này được gọi là Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây. Lễ vật cúng Thành hoàng bốn cảnh ở đình là vật phẩm địa phương, có thể kể đến như xôi, thịt, trà, rượu, bánh, vật tế phải là heo sống,…

Ngày 15 tháng Chạp diễn ra Khai môn Thượng kỳ lè Lễ Mộc dục. Lễ này được cử hành vào 9 giờ (giờ Tỵ). Này là nghi lễ mở cửa đình, bày biện trang trí, quét dọn, làm vệ sinh khu vực quanh đình cũng như treo đèn, treo cờ, chọn quả đan kết hình tượng tứ linh trang trí trên hương án thờ thần. Hành lễ gồm các thành phần:

  • Chánh tế
  • Bồi tế – 2 vị
  • Chấp sự phụ trách các bàn nghi, mõ, chiêng, trống, treo cờ, mở cửa đình – 16 vị

Các nghi thức lau bàn thờ, phơi thần sắc, y quan, mũ mão được tiến hành nghiêm trang trên các bàn dài trải vải đỏ hoặc giấy hồng đơn. Sau nghi thức dâng hương, dâng rượu, trà thì Chánh tế sẽ thực hiện nghi thức Tắm thần. Bồi tế và chấp sự thỉnh sắc thần, y quan từ chánh điện đi ra và tiến đến sân đình, đặt lên bàn nghi để phơi sắc, lau y quan và mão cân.

Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây
Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây

Đến 20 giờ cùng ngày sẽ tiến hành nghi thức tụng kinh cầu an. 15 giờ chiều ngày 16 tháng Chạp, Lễ Tiền hiền, Hậu hiền, Tiền vãng và Hậu vãng sẽ được diễn ra. Lễ này tế các vị thần có công lập làng, lập đình cũng như các anh hùng liệt sĩ. Nghi lễ được thực hiện sau nghi tuần dâng rượu thứ nhất. Sau khi xong, vị làm lễ đốt chúc văn và vàng mã để kết thúc lễ cúng. Đồng thời bên ngoài lập ban cúng Thổ chủ, Thổ thần và thập loại cô hồn.

Lúc 19 giờ sẽ diễn ra lễ Tỉnh sanh, tức giết một con vật sống để tế thần. Con này phải kêu thành tiếng, nó thay lời của nhân dân gửi thần linh để cầu phúc. Trước khi bắt đầu cần chuẩn bị:

  • Bàn kê để đặt heo sống
  • 1 con dai thọc huyết
  • 1 thau đựng huyết
  • 1 tô có đĩa đậy
  • 1 đĩa có 3 lá vàng mã
  • 3 cây nhang
  • 1 cái kéo
  • 1 mâm đựng dùi mõ, chiêng trống
  • 1 mâm để khai đao

Khi xướng “chiết tửu”, chấp sự rót rượu trao cho chánh tế. Chánh tế đổ rượu vào miệng con heo, vỗ vào đầu cho nó kêu thành tiếng rồi dùng kéo cắt 1 chùm lông gáy đặt vào bát. Tiếp đó cầu nguyện, đốt vàng mã và thọc huyết vật tế. Vật tế được làm sạch và để trên chiếc bàn trước tiền án. Còn bát đựng lông và huyết heo thì đặt ở phía dưới nhằm chuẩn bị cho nghi lễ Ế mao huyết.

Chánh tế thực hiện đọc chúc văn
Chánh tế thực hiện đọc chúc văn

Lễ Ế mao huyết – mang bát lông và huyết heo chôn dưới bàn thờ Thần nông – diễn ra lúc 20 giờ. Mục đích là phục hồi sinh khí, cầu mong cho cây lành trái ngọt, ruộng vườn tốt tươi. Sau khi thực hiện các nghi lễ, bát huyết được mang ra bàn thờ Thần nông để thực hiện nghi thức đốt hương, nguyện hương, thượng hương và quỳ lạy trước khi dâng 3 tuần rượu, đặt bát huyết xuống đất và lấp lại. Sau đó dâng trà ở bàn thờ Thần Nông, khi nghe xướng “Phần hóa”, chủ tế đốt giấy vàng mã và kết thúc.

Lễ Đàn cả là lễ chính trong đại lễ Kỳ yên ở đình Tân Phước Tây nhằm tạ ơn thần đã cho mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh. Nó được tổ chức vào giữa đêm, gồm các lễ vật: heo sống, trầm, đèn, nhang, rượu, trà, nước. 2 chiếc mâm trước bàn tiền án đựng 3 chiếc dùi trống, chiêng, mõ và đựng kiếm sanh lịnh. Khi các nghi thức dâng hương, dâng rượu, dâng hiến quả phẩm, dâng trà, đọc chúc văn thực hiện xong, con heo tế thần được cắt một ô vuông vùng thịt đùi trước và đùi sau để tế thần. Cuối cùng kết thúc bằng nghi thức đốt chúc văn và vàng mã.

Lễ Tế hậu sở được cử hành lúc 19 giờ ngày 17 tháng Chạp để cúng tế Tiền hiền, Hậu hiền, Tiền vãng, Hậu vãng và thập loại cô hồn,… Mang ý nghĩa hướng con người về đạo lý trọng nghĩa, trọng tình, nhớ ơn tổ tiên, tiền nhân, gắn kết con người với nhau trong cộng đồng.

Hát bội trong ngày đại lễ
Hát bội trong ngày đại lễ

Bên cạnh đó, trong các kỳ Đại lễ Kỳ yên đình Tân Phước Tây còn có một số nghi lễ khác như:

  • Lễ Xây chầu
  • Lễ Đại bội, Hát bội
  • Lễ Tôn vương, Tôn soái.

Ngoài ra, còn có một số nghi lễ phụ như: nghi lễ rước Tổ hát bội khi gánh hát đến đình và lễ cúng miễu ở các miếu Tiên sư, Ngũ Hành và miếu Điền.

Xem thêm:

Đại lễ Kỳ yên ở đình Tân Phước Tây là một hình thức tri ân các bậc tiền nhân có công khai sáng, bồi đắp cho địa phương. Đồng thời thể hiện truyền thống trọng công lao của các bậc tiên tổ có công, uống nước nhớ nguồn. Cũng như đáp ứng nhu cầu tâm linh, giải trí của nhân dân, thể hiện tính đoàn kết, bình đẳng cộng đồng ở địa phương. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết