Di sản phi vật thể

Lễ hội Trường Yên – lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư – Ninh Bình

Lễ hội Trường Yên là lễ hội truyền thống diễn ra hằng nằm nhằm tôn vinh  vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 xứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. 

Hãy cùng GHD chia sẻ cho bạn những điểm độc đáo của lễ hội này qua bài viết dưới đây. 

Ninh Bình còn có tên gọi là Trường Yên từ thời Lý, nên lễ hội ở  đây được gọi là Trường Yên, với ý nghĩa tôn vinh những giá trị truyền thống. Và đến năm 2016 thì lễ hội Trường Yên được đổi thành lễ hội Hoa Lư. Lễ hội được diễn ra từ đầu tháng 3 Âm lịch (từ 6/3 – 10/3).

Lễ hội Hoa Lư 1
Lễ hội Hoa Lư 1

Theo lịch sử thì Lễ hội Hoa Lư đã có hàng ngàn năm lịch sử, đây là quốc lễ để tưởng niệm các vị Hoàng đế, anh hùng dân tộc dẹp loạn: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Kể từ ngày mới ra đời, Lễ hội Hoa Lư mang đậm những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của dân tộc. Những giá trị truyền thống này được người dân Việt Nam luôn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hàng ngàn năm qua. Lễ hội còn là nơi thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về tổ tiên của dân ta.

Lễ hội thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn
Lễ hội thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn

Lễ hội Hoa Lư được chia thành 2 phần là phần lễ và phần hội.

  • Phần lễ: lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ dâng hương, lễ rước lửa, lễ mộc dục, lễ mộc dục, lễ tiến phẩm, lễ rước kiệu, lễ hội hoa đăng.
  • Phần hội: tập trận, đua thuyền, múa gậy, thi hát chèo,…

Phần lễ thường được diễn ra trước lễ hội 1 ngày, được diễn ra ở 2 đền Vua Đinh Bộ Lính và Lê Đại Hành. Người thực hiện lễ hội là các bậc trưởng lão, am hiểu về tế lễ với mong muốn lễ hội được tổ chức tốt đẹp.

Lễ mộc dục còn được gọi là lễ tắm tượng thần. Lễ  thường được thực hiện vào lúc nửa đêm hôm trước ngày khai hội. Người dân làm thực hiện việc tắm tượng sau khi làm lễ cáo thần.

Xem thêm: 

Lễ rước nước sẽ diễn ra vào sáng ngày 8/3 âm lịch, mở đầu cho lễ hội. Hoạt động rước nước được sự có mặt của nhiều người dân tham gia, cùng hướng về nguồn cội của đất nước.

Phần hội được diễn ra với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tập trận, đưa thuyền, cờ lau tập trận, xếp chữ Thái Bình,…

Trò chơi tập trận cờ lau
Trò chơi tập trận cờ lau
  • Khai mạc lễ hội: đây là màn biểu diễn khai mạc lễ hội, có các màn biểu diễn tái hiện lại các sự kiện lịch sử trọng đại của kinh đô xưa.
  • Cờ lau tập trận: trò chơi tái diễn những buổi tập dượt, rèn luyện của vua Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.
  • Xếp chữ Thái Bình: gồm 120 thiếu nữ áo tứ thân màu xanh, cầm cờ xếp chữ Thái Bình.

Với hơn 1000 năm lịch sử, Lễ hội Trường Yên đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Ninh Bình. Giá trị truyền thống độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác, giúp người dân Việt Nam hướng về cội nguồn dân tộc.

Xem thêm: 

Trên đây là những chia sẻ về lễ hội Truyền Yên – Ninh Bình, hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về một lễ hội truyền thống, đã có hàng ngàn năm lịch sử của nước ta. 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết