Di sản phi vật thể

Múa Tắc Xình của người Sán Chay tỉnh Thái Nguyên

Múa Tắc Xình của người Sán Chay là điệu múa truyền thống thể hiện mong ước của con người với thiên nhiên, cầu cho mua thuận gió hòa,  muôn loài sinh sôi, dân làng hạnh phúc.

Hãy cùng GHD tìm hiểu về điệu múa này qua bài viết dưới đây. 

Múa Tắc Xình là vũ điệu thể hiện sự tưởng nhớ tổ tiên, là cầu thủ tâm linh giữa trời và đất, giữa người sống và người chết, giữa thế hệ trước và sau, thể hiện niềm tin và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động.

Điệu múa Tắc Xình
Điệu múa Tắc Xình

Điệu múa Tắc Xình của người Sán Chay được hình thành và phát triển trong quá trình lao động sản xuất của người dân huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Các động tác múa và âm nhạc của điệu múa khá đơn giản, không cầu kỳ, dễ thực hiện và được cộng đồng người dân truyền từ đời này qua đời khác. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử thì Múa Tắc Xình vẫn giữ được nét độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của người Sán Chay.

Điệu múa độc đáo của người Sán Chay
Điệu múa độc đáo của người Sán Chay
  • Trang phục cho điệu múa truyền thống
  • Nhạc cụ biểu diễn là bộ gõ bằng tre, nứa và các vật dụng bằng thiên nhiên.
  •  Âm nhạc đơn giản, nguyên sơ không pha tạp với âm nhạc hiện đơn, vẫn giữ được những giai điệu truyền thống.
  • Các động tác múa dễ hiểu, dễ học và dễ nhớ.
  • Nghi lễ múa gồm 9 điệu cơ bản như sau: Điệu Thăm đường; Điệu Lập làng; Điệu Bắt quyết;  Điệu đánh mài dao; Điệu phát nương dọn rẫy; Điệu Tra mố; Điệu  Hái lượm; Điệu  mừng mùa vụ;  Điệu chim câu

Điệu múa Tắc Xình có 2 tư thế múa chính là tư thế ngồi và tư thế đứng.

  • Tư thế ngồi: hai người đối diện nhau, người múa sử dụng ngọn tre và mai được vót nhẵn, phần gốc chôn xuống đất, phần ngọn hướng lên trời. Ống tre có độ dài khoảng 70-80cm có một đầu buộc chặt một sợi dây thừng. Họ dùng ống tre gõ mạnh xuống đất tại thành âm thanh xịch và lắc một cách liên tục, nhịp nhàng.
  • Tư thế đứng: người gõ tay trái cầm ống tre, tay phải cầm thanh tre, gõ theo nhịp nhàng nhẹ nhàng tạo ra các âm thanh tắc tắc xịch,…
Múa Tắc Xình được biểu diễn trong các nghi lễ quan trọng
Múa Tắc Xình được biểu diễn trong các nghi lễ quan trọng

Trong tiếng nhạc rộn ràng đó thì những nghệ nhân múa thực hiện động tác dứt khoát, mạnh mẽ, phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt theo nhịp của chân và âm thanh của các nhạc cụ truyền thống. Những điệu nhảy, điệu múa này thể hiện tìm cảm của người dân với trời đất, thiên nhiên và cấu chúc mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào.

Múa Tắc Xình của người Sán Chay không chỉ là một nét văn hóa độc đáo và đặc trưng cho văn hóa tộc người, mà còn có giá trị lịch sử, văn hóa khi cung cấp tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu văn hóa của người Sán Chay.

Xem thêm:

Với những giá trị văn hóa tình thần và lịch sử đó thì Múa Tắc Xình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản  văn hóa phi vật thể của Quốc gia. Đây là chính là sự công nhận cho thành quả lao động và sáng tạo của cộng đồng người dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên.

Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên cũng có những hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong đời sống hàng ngày của người dân. Để điệu múa mãi là truyền thống, di sản được lưu giữ và truyền lại muôn đời.

Nếu quan tâm đến các văn hóa dân tộc thì bạn có thể tìm đọc những bài viết liên quan tại Di sản phi vật thể 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết