Di sản phi vật thể

Nghi lễ dựng Cây nêu và bộ Gu của người Co

Nghi lễ dựng Cây nêu và bộ Gu của người Co được công nhận là một trong di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vậy nghi lễ này có điểm gì đặc sắc? Hôm nay hãy cùng GHD tìm hiểu bạn nhé!

Nghi lễ dựng Cây nêu và bộ Gu của người Co
Nghi lễ dựng Cây nêu và bộ Gu của người Co

Người Co là một nhóm người thuộc nhóm ngôn ngữ và ngữ tộc Môn – Khmer. Người dân ở đây luôn có ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, nghi lễ dựng cây nêu và bộ Gu là biểu tượng tâm linh, có vị trí đặc biệt quan trọng xuyên suốt cũng như không thể thiếu trong các hoạt động lễ hội.

Nghi thức dựng cây Nêu và bộ Gu là tổng thể những nét văn hóa tinh túy, riêng biệt và độc đáo nhất, xuyên suốt trong đời sống văn hóa tâm linh, ý nguyện và niềm tin của người Co. Theo các vị già làng, cây nêu truyền thống có 3 loại, cụ thể bao gồm:

  • Cây nêu cúng giỗ ông bà tổ tiên hay còn được người Co  gọi là ô zô
  • Cây nêu ăn trâu lá, cúng các vị thần sông, thần suối, thần núi… được gọi là ô rát
  • Cây nêu ăn trâu huê, cúng thần trời, thần đất, thần nước… (ô cờ trấu).
Cây Nêu của người Co cao 4m
Cây Nêu của người Co cao 4m

Cây Nêu thường có chiều cao khoảng 4m. Nó được làm từ cây gỗ chò, bao gồm các phần theo thứ tự từ dưới lên trên:

  • Tưr lớn và Rác trác
  • Gu lớn
  • Tưr nhỏ và cây rựa
  • Gu nhỏ
  • Rác trác
  • Hình bắp chuối
  • Trên cùng là con chim chèo bẻo

Trên thân cây Nêu là những hình ảnh điêu khắc tinh tế. Tất cả chúng đều được sơn với những màu sắc rực rỡ, tươi mới. Khi lễ đâm trâu diễn ra , con trâu ấy sẽ được cột thật chặt vào thân cây Nêu. Sau đó, Các già làng sẽ làm lễ cúng mời các thần linh và tổ tiên về chứng kiến lễ đâm trâu này.

Bộ Gu treo trong nhà gia chủ
Bộ Gu treo trong nhà gia chủ

Bên trong nhà của gia chủ làm lễ đâm trâu sẽ treo một bộ Gu được chạm khắc bằng hoa văn tinh tế. Một chiếc sẽ được treo ở ngoài cửa chính. Mục đích để cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp luôn đến với gia chủ. Một chiếc khác sẽ được treo ở giữa nhà. Nó sẽ được làm cầu kỳ hơn chiếc ở ngoài cửa chính. Bởi nó là nơi để cho các vị thần và gia tiên ngự ngay trên đó. Bên dưới là mâm cơm cúng sau khi thực hiện xong nghi lễ đâm trâu ở ngoài sân.

Xem thêm:

Có thể nói, nghi lễ dựng Cây nêu và bộ Gu của người Co mang đậm nét văn hóa của người dân nơi đây. Hãy tự mình đến và tận hưởng này để thấy nét đặc sắc của không khí của nghi lễ bạn nhé. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết