Di sản phi vật thể

Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer

Sân khấu Dù Kê là một tổng thể các loại hình nghệ thuật như ca múa, âm nhạc, vụ thuật, phục trang, hóa trang hội họa và âm thực,… mang đặc trưng riêng của người Khmer. Và nó là rất được yêu thích ở đồng bằng sông Cửu Long. 

Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer
Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer

Hiện còn rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc ra đời của sân khấu này nhưng nhiều người cho rằng nơi sinh ra sân khấu Dù Kê là vùng đất Ba Sắc (Sóc Trăng). Và người có công trong việc phát triển nghệ thuật này là ông Lý Cuôn (Chhà Kọn). Trước khi tiến hành biểu diễn, người diễn phải thực hiện nghi thức cúng Tổ tại gia để cầu thần ban cho chuyến lưu diễn thành công, gặp nhiều may mắn.

Tích tuồng của Sân khấu Dù Kê:

  • Khai thác từ cốt truyện cổ tích, thần thoại dân gian Khmer.
  • Một số vở diễn mang đề tài văn hóa, xã hội, cách mạng, ngợi ca người lao động, kêu gọi đoàn kết dân tộc, chống giặc ngoại xâm, áp bức bóc lột,…
  • Có những vở diễn các tích truyện tương tự truyện cổ tích Việt Nam.

Thường được chia thành hai phái rõ rệt, tiêu biểu cho hai loại người trong xã hội: “chính diện” và “phản diện”, đại diện cho hai phái “thiện” và “ác”

Vũ đạo, vũ thuật trong Dù kê phát triển trên cơ sở võ thuật của dân tộc:

  • Có 13 nhóm động tác vũ đạo lớn cơ bản: Các loại động tác vũ đạo dành cho người – 10 loại động tác; Vũ đạo dành cho chằn – 02 động tác; Vũ đạo dành cho con vật – 01 động tác
  • 04 nhóm động tác vũ đạo nhỏ cơ bản: vũ đạo con khỉ, con cá, con voi, con rồng
  • 06 nhóm động tác vũ thuật cơ bản: vũ thuật đấu bằng tay, dao ngắn, đấu kiếm, đấu bằng gậy, đấu bằng đao và bằng cây cung.

Nghệ thuật hóa trang trong Dù Kê:

Nghệ thuật hóa trang theo từng nhân vật
Nghệ thuật hóa trang theo từng nhân vật

Diễn ra dưới hình thức tô phấn, thoa son, vẽ mặt, phải đậm và màu sắc rõ ràng. Hóa trang phải theo tính cách của nhân vật, ngoài màu trắng nền còn có màu đỏ hồng (cho con người); màu đỏ, đen (vai chằn, vai động vật có tính phép thuật); màu xanh két (vai thần tiên)… Có 03 hình thức hóa trang:

+ Hóa trang vai người: tùy theo đặc tính nam, nữ, già, trẻ, tính cách, vai chính diện, phản diện. Thường thì màu đỏ chiếm ưu thế.

+ Hóa trang vai chằn: luôn phải ngậm một đôi răng nanh giả, có thể nhe ra, thụt vào. Có 05 hình thức cơ bản là:

  • Nam vai chằn có phép thuật: màu đỏ chiếm ưu thế cùng với màu đen
  • Nam vai chằn không có phép thuật: hài hòa giữa trắng, đỏ và đen
  • Nam vai chằn có tính hướng thiện: hài hòa giữa ba màu đỏ, đen và xanh két
  • Nam vai quân sĩ chằn: màu đen và trắng
  • Nữ vai chằn (luôn có tính cách ác độc, hầu như không có tính cách thiện): nhiều màu đỏ, vẽ chân mày màu xanh két và màu vàng.

+ Hóa trang các vai con vật phức tạp không kém vai chằn nhưng dễ thể hiện đặc tính của từng con vật trong vở diễn khi kết hợp với phục trang.

Trang phục trong sân khấu Dù kê có hai dạng:

+ Trang phục dành cho nam giới:

  • Các vai vua, chúa, hoàng tử, chằn, đại bàng, con rồng: pha trộn nhiều màu sắc ảnh hưởng trang phục sân khấu hát Tiều của người Hoa và cải lương của người Kinh.
  • Vai chằn cũng tương tự như vai vua, nhưng thô, rộng thùng thình, màu sắc chủ yếu là đen hoặc nâu sậm, vải thường có bông to hoặc có sọc như vẩy rồng. Trên đầu có một miếng vải cứng thêu hoa bằng kim sa cột ở trán làm mũ.

+ Trang phục dành cho nữ giới: óng ánh, rực rỡ, đậm nét người Khmer.

Sân khấu phông nền được thay thế bằng phông cảnh hiện đại
Sân khấu phông nền được thay thế bằng phông cảnh hiện đại

Về sân khấu, cảnh trí:

Trước là “sân khấu dàn bầu” dần cải tiến lên phông sơn thủy. Đến nay không còn sử dụng những tấm phông cảnh sơn thủy kéo lên, thả xuống mà được thay thế bằng những phông cảnh bài trí theo ý đồ của đạo diễn do họa sĩ thiết kế. Chúng kết hợp với ánh sáng hiện đại, phù hợp với nội dung kịch bản, phong phú về sắc thái.

Về âm nhạc:

  • Mang đặc trưng riêng, có bài bản, khuôn mẫu, quy củ rõ ràng, sử dụng cho từng đối tượng, tính cách nhân vật cụ thể.
  • Nội dung phong phú, đa dạng: ngoài âm nhạc chính thống dân tộc Khmer còn tiếp nhận từ nguồn âm nhạc của các loại hình nghệ thuật khác. Nó được biến hóa một cách tinh vi, khéo léo khó nhận biết được

Nhạc cụ trong sân khấu Dù kê:

  • Chủ yếu là bộ dây và bộ gõ, với nhạc cụ không thể thiếu là “trô u” (đàn gáo).
  • Dàn nhạc Pinpet (dàn nhạc ngũ âm) đảm nhận vai trò phụ diễn
Âm nhạc có nội dung phong phú
Âm nhạc có nội dung phong phú

Các bài hát Dù kê phân chia rõ ràng cho giọng nam và giọng nữ. Có tất cả 163 làn điệu, bài hát: 

  • 34 bài hát Dù kê Khmer Nam bộ chính thống
  • 22 bài hát ảnh hưởng từ thể loại sân khấu hát Tiều của người Hoa
  • 16 bài hát ảnh hưởng từ bài ca, bản nhạc của châu Âu, chủ yếu là Pháp
  • 91 bài hát ảnh hưởng từ loại hình nghệ thuật sân khấu khác

Múa trong biểu diễn Dù kê hình thành hai tuyến:

+ Vai chính diện: múa cổ điển, điểm chung là “đĩnh đạc, trì chí và mềm mại, duyên dáng…”.

+ Vai phản diện: được cường điệu và rất dữ dằn, có sự kết hợp giữa động tác sinh hoạt, múa và võ thuật.

Sân khấu Dù kê có sức sống và vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer. Nó được hình thành qua sự giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc, được Dù kê hóa một cách nhuần nhuyễn, đầy tính sáng tạo và hấp dẫn.

Xem thêm:

Nghệ thuật sân khấu Dù kê là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng người Khmer. Mang trong mình nhiều giá trị, loại hình nghệ thuật này đã vinh dự trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết