Di sản phi vật thể

Tết Khu Cù Tê của người La Chí

Tết Khu Cù Tê của người La Chí là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo và mang đậm tín ngưỡng nông nghiệp của dân tộc đồng bào La Chí ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Hãy cùng GHD tìm hiểu về tết Khu Cù này qua bài viết dưới đây. 

Theo truyền thuyết xa xưa của người dân địa phương thì Hoàng Dìn Thùng là tổ tiên của người La Chí ngày nay, ông là hóa thân của các dãy núi trùng điệp, trên các bản làng người địa phương sinh sống. Người Bản Díu được coi là anh cả, người Bản Phùng là anh hai và người Bản Máy là em út.

Tết Khu Cù Tê
Tết Khu Cù Tê

Người La Chí ở Hà Giang chủ yếu là làm nương rẫy, trồng lúa trên ruộng bậc thang mà mình đã khai phá được. Vào tháng 7 Âm lịch hàng năm, tiết trời mát mẻ, công việc của người đan cũng ít bộn rộn họ thường tụ tập lại tổ chức Tết Khu Cù để tưởng nhớ tổ tiên, cầu chúc những điều may mắn, sự ấm no cho gia đình và bản làng. Thời gian ăn tết của người La Chí phù thuộc vào sự quyết định của hội đồng làng, tuy nhiên không vượt quá 15 ngày.

Xem thêm:

Tết Khu Cù Tê của người La Chí có nghĩa là Tết uống rượu, ngày tết quan trọng  của người bản địa, thường được tổ chức ở nhà cộng đồng chung và có những quy tắc chung.

Lễ hội truyền thống của người La Chí
Lễ hội truyền thống của người La Chí

Đầu tiên là người chủ trì nghi lễ, thường là trưởng tộc, người đã lập gia đình, có con, gia đình hạnh phúc và không vi phạm bất kỳ luật lệ nào của làng, có uy tín trong cộng đồng.  Để quyết định xem người đó có được làm chủ nghi lễ không thì các già làng thường xem xét bằng chân gà khô.

Trước ngày diễn ra Tết thì người trong bản sẽ đi phát quan, dọn sạch cỏ ở mộ và kính cáo với tổ tiên về ngày mở tết, dặn người chết không được đi đâu và chờ đợi con cháu mời về ăn tết.

Các hộ gia đình sẽ tự chuẩn bị nấu rượu hoẵng để cúng. Đây là một loại rượu đặc trưng của người La Chí, được nấu từ “loại rượu được làm từ gạo nếp, nấu lên để nguội, đem ủ cùng một loại men cổ truyền gồm 12 thứ lá lấy ở trên rừng như: mạc hầu, pở sẩm, lạc nỏa buộc, pi pi, nắng kề, sính cà, thủ ối, nha nà ti, nhàng cha nóc chỉn, bác nhài, nhạc thào lâm, mạc ượt“. Loại rượu này phải được ủ ít nhất từ 1.5 – 2 tháng để có màu trắng đục, vị ngọt thơm của gạo nếp.

Rượu hoẵng
Rượu hoẵng

Lễ cúng thường phải có phần lễ gồm thịt trâu, lợn, gà , rượu hoẵng, sừng trâu để tổ tiên có trâu cày lúa, có xôi để ăn.

Theo phong tục truyền thống thì người La Chí chỉ thờ cúng tổ tiên từ 3 đời trở lại, những linh hồn này sẽ được mời về tại nhà trưởng họ. Người dân sẽ mặc trang phục truyền thống và ngồi xung quanh mâm cỗ.

Sau lễ cúng, các gia đình trong họ được mời người thân đến ăn và dùng sừng trâu để chứa rượu hoãng chứng giám cho lòng thành của con cháu với tổ tiên.
Ngoài ra, Người La Chí thường tổ chức múa hát và đánh trống thể hiện tinh thần của nghi lễ. Những điệu nhảy và câu hát mang đậm nét văn hóa độc đáo.

Tết Khu Cù Tê của người La Chí có từ lâu đời, là dịp để bà con họ hàng sum họp, tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc, từ đó đề cao và góp phần củng cố cộng đồng, dân tộc quan hệ .

Hiện nay, các nghi thức tổ chức Tết ở vùng Cù Tê thôn La Chí, xã Bản Phùng, Bản Máy đã được đưa vào giáo dục truyền thống dân tộc trong nhà trường năm.

Với những giá trị văn hóa và lịch sử vốn có thì Tết Khu Cù Tê của người La Chí được Bộ Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản Quốc gia năm 2015.

Xem thêm: 

Tin Liên Quan

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thiêng liêng và là nơi … Đọc thêm » “Khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Xem chi tiết
Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể

Đền Hùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009 tại tỉnh Phú Thọ. Tới … Đọc thêm » “Khám phá Đền Hùng – Di sản văn hóa phi vật thể”

Xem chi tiết