Di sản phi vật thể

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước – Nơi thổi hồn vào đá

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước là một làng nghề thủ công thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Nó được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ 19, khi mà triều Nguyễn cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm. Từ đó, nghề đá ở đây phát triển cho đến bây giờ.

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Công cụ sản xuất trong nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay có hai loại chính:

Công cụ thủ công:

  • Búa tạ, xà beng để khai thác đá
  • Con vọt, con chạm để bóc tách đá
  • Mũi xó để tách, phác thảo
  • Mũi bạt để chặt đường thẳng, góc vuông
  • Mũi ve để tạo các chi tiết như khắc chữ, trang trí hoa văn
  • Mũi ngô để tạo các đường lượn tròn
  • Thước đo, cưa cắt, khoan, bàn mài bóng và nổi màu sắc

Công cụ cơ giới: bắt đầu được sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ 20. Chúng giúp nâng cao năng suất, chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Chúng thường được nhập khẩu từ Nhật bản, Đài Loan, Đức. Gồm có một số loại như máy tời kéo tự động, máy cắt, palăng, máy tiện, khoan cầm tay,..

Nguyên liệu chính là đá cẩm thạch
Nguyên liệu chính là đá cẩm thạch

Đá nguyên liệu thường được khai thác trực tiếp tại núi đá Ngũ Hành Sơn. Chủ yếu sử dụng đá cẩm thạch với nhiều màu sắc, hoa văn cùng kết cấu mịn, mềm và dễ đục. Để khai thác được đã yêu cầu người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm cũng như sức khỏe tốt để có thể lấy được loại đá phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nguyên liệu này bị cạn kiệt nên họ nhập từ nơi khác về.

Quá trình chế tác các sản phẩm điêu khắc đá

  • Khi có nguyên liệu, thợ điêu khắc sẽ tạo hình cho đá ở dạng thô. Người ta gọi đó là công đoạn ra phôi. Gồm các bước như tìm mặt phẳng để tạo chân đế, vẽ phác thảo trên giấy, vẽ trực tiếp trên đá rồi tiến hành đục phôi, tạo hình cho sản phẩm
  • Khi phôi hoàn thành, họ sẽ tiến hành tạo hình chi tiết cho sản phẩm nhằm hoàn thiện nó. Chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài đánh bóng là những công việc cần thực hiện. Tay nghề của người thợ sẽ quyết định các chi tiết thể hiện.
  • Cuối cùng, để có màu sắc đẹp, họ sẽ nhuộm đá bằng phẩm mà kết hợp với bã chè xanh, xi đánh giầy nâu,… Màu có đẹp hay không phụ thuộc vào việc pha màu, tạo nhiệt độ và dùng độ đậm nhạt của màu.
Sản phẩm đa dạng về màu sắc, kích thước, chủng loại
Sản phẩm đa dạng về màu sắc, kích thước, chủng loại

Các sản phẩm của nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước thường đa dạng về loại hình, phong phú về màu sắc, kích cỡ, chủng loại.

  • Sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt: ấm chén, bát đĩa, bình cắm hoa, chân cột,…
  • Sản phẩm phục vụ đời sống tín ngưỡng: bia mộ, tượng,…

Tượng thường gồm có tượng tròn và phù điêu. Trong đó, tượng tròn vẫn phổ biến hơn:

  • Tượng tâm linh: tượng Phật, La Hán, Đức Mẹ, Chúa hài đồng,…
  • Tượng Chăm: tượng chim thần, bò thần, rắn thần, thần Siva, tượng vũ nữ,….
  • Tượng trang trí: sư tử, cá chép trông trăng, rồng phun lửa,….

Mỗi năm, thợ điêu khắc ở Non Nước sản xuất hơn 80.000 sản phẩm. Vừa phục vụ nhu cầu của địa phương, vừa phục vụ nhu cầu của du khách. Chúng mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho người dân nơi đây. Hiện nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được lưu truyền theo hình thức cha truyền con nối hoặc cầm tay chỉ việc.

Thợ chính đang tiến hành tạo phôi
Thợ chính đang tiến hành tạo phôi

Các thợ điêu khắc được chia làm nhiều bậc: 

  • Thợ mới học hay thợ nhất thường làm công việc đục đá theo phác thảo
  • Thợ nhì sẽ làm cùng thợ cả việc tạo phôi
  • Thợ cả hay thợ chính là thợ tạo phôi, tạo hình dáng và hoàn thiện chi tiết sản phẩm.
  • Việc mài, rửa, đánh bóng thường do thợ phụ làm, chủ yếu là phụ nữ

Xem thêm:

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đồng thời còn tạo công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Cũng bởi lẽ đó mà nghề thủ công này đã được tôn vinh thành một trong các di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. 

Tin Liên Quan

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc địa … Đọc thêm » “Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc”

Xem chi tiết